6 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ROI ĐỎ CHO NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ROI ĐỎ CHO NĂNG SUẤT CAO

Đặc điểm roi đỏ

Giống roi đỏ Thái lan: Là giống cây ăn qủa quen thuộc có chất lượng tốt và cho năng suất cao chính vì những đặc điểm này mà được bà con nông dân ưa chuộng để trồng. Quả roi đỏ có hình chuông, vỏ đỏ ruột xanh, quả khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp mắt, ăn có vị ngọt và chua nhẹ.

6 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ROI ĐỎ

1. Thời vụ trồng

Roi đỏ Thái Lan được trồng quanh năm nhưng tốt nhất bà con nên trồng vào tháng 2-4 trong năm. Không nên trồng vào thời điểm nắng nóng, mùa mưa hay rét đậm cây rất dễ bị thúi đen và chết.

2. Cách chọn giống roi đỏ

Cây roi đỏ hiện nay được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Bà con trồng bằng bầu ươm thì cần chọn giống có chiều cao khoảng 20-30 cm tính từ mặt bầu lên, đường kính gốc ≤ 1cm, chọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

3. Làm đất và đào hố trồng

Cây roi thích hợp trồng có ở nhiều loại đất khác nhau. Thích hợp nhất đất thịt pha cát có độ tơi xốp và thông thoáng. Bà con đào hố với kích thước 50x50x50cm

Mật độ trộng: Mật độ trồng thích hợp nhất là 4x4m, hàng cách hàng 5m.

4. Kỹ thuật trồng cây roi

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Mỗi hố bà con bón 5-10kg phân chuồng ủ hoai mục; 0,5kg vôi bột; 0,3kg phân lân.

Bón thúc:

Năm thứ nhất: Bón cho cây roi đỏ khoảng 50g phân NPK 16:16:8, chia ra 4-5 lần bón trong năm;

Năm thứ hai: Bón gấp đôi lượng phân năm thứ nhất, chia ra 3-4 lần bón, thời kỳ cho hoa quả bón 1,5-3kg phân NPK 20:20:15, chia ra làm nhiều lần bón. Bà con cần tăng cường bón thêm phân Kali  nhằm giúp quả roi có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn.

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ: Phủ gốc roi bằng cỏ, rác, cây phân xanh. Bà còn tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh các loại cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây roi, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ.

Tỉa cành: Bà con nên tỉa bỏ những cành vượt, cành già sâu bệnh. Chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh để nuôi còn lại cắt tỉa hết cho thông thoáng. Vào thời kỳ đậu qủa phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo, chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *