Thông tin về sản phẩm Bưởi Đoan Hùng:
Là giống bưởi đặc sản của Phú Thọ nổi tiếng khắp miền bắc. Bưởi Đoan Hùng có ưu điểm cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, hương bưởi rất thơm, ăn có vị ngon, ngọt mát . Giống bưởi ở đây còn quý ở chỗ có khả năng bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt như thường! Giống bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên xuất xứ và được quốc gia bảo hộ vô kì hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.
Bưởi Đoan Hùng cũng như bao lăm đặc sản khác, chỉ có đất Đoan Hùng mới cho những trái bưởi thơm ngon.
Đặc điểm cây giống Bưởi Đoan Hùng:
– Loại giống : Cây ghép cành
– Bầu đất 13 x 21cm
– Đường kính gốc 1 – 1,5cm
– Chiều cao cây 50 – 70cm
– Độ tuổi mắt ghép 3 tháng
– Cây khỏe mạnh không sâu bệnh
– Thời gian cho thu hoạch 2 – 3 năm
– Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng trong khoảng tháng 2 đến tháng 4 , vụ thu trồng tháng 8 đến tháng 10
– Mật độ trồng cây cách cây 4,5 – 5,5m. khoảng 400 – 500 cây/ ha.
– Năng suất cây Bưởi Đoan Hùng năm thứ 5 trở đi có thể đạt 80 – 100 quả/ cây
Bưởi Doan Hùng- giống bưởi “tiến vua” có giá trị kinh tế cao
Từ lâu giống bưởi này được coi như một đặc sản được người dân tiến vua. Hiện nay giống bưởi này được người dân ưa chuộng bày mâm ngũ quả vào dịp tết vì mùi hương rất thơm lan tỏa khắp không gian cảm giác rất dễ chịu.
Tuy không được đẹp mã như một số loại bưởi khác vì quả nhỏ và bề mặt có nhiều nốt sần. Tuy nhiên chất lượng ben trong thì tuyệt hảo. Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, khi chín bưởi chuyển từ xanh sang màu vàng sáng. Cùi mỏng, múi ráo mọng nước và tách ra rất dễ dàng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt lịm mát khắp đầu lưỡi đến cuối cuống họng. Có thể nói nếu như thưởng thức một lần giống bưởi này bạn sẽ không thể nào quên được.
Cách trồng bưởi Đoan Hùng cho giá trị kinh tế cao:
Để cho năng suất cao và chất lượng quả tốt nhất thì bạn cần thực hiện trồng theo đúng quy trình. Do trồng bưởi Đoan Hùng đến năm thứ 7 trở đi mới cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất. Năm thứ 3 thứ 4 thường ra quả bói ăn hơi có vị ngăm. Do đó nên trồng xem hoặc gối với các loại cây khác để tránh phải chờ đến năm thứ 7 mới thu hoạch được loại quả ngon nhất.
Tuy nhiên với phương pháp chiết ghép tiên tiến hiện nay việc trồng và thu hoạch được bưởi Đoan Hùng ngon ngọt đã được rút ngắn hơn. Cây con giống giữ nguyên được phẩm chất và gen của cây bố mẹ.
Thời vụ trồng bưởi Đoan Hùng:
Bạn có thể trồng vào cả vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và trồng vào vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10 đều được.
Chọn giống:
Để cây đạt chất lượng giống tốt nhất bạn cũng cần phải chọn giống thật kĩ càng. Hiện nay trồng bưởi Đoan Hùng ngon người ta thường chỉ chọn 2 giống đặc sản là giống bưởi Sửu (Chí Đám) và bưởi Bằng Luân.
Cây con giống được chọn phải to khỏe và không có sâu bệnh hại. Cây giống thường được nhân bằng phương pháp ghép từ các cây bưởi Sửu (Chí Đám) hoặc bưởi Bằng Luân mẹ đã được tuyển chọn kĩ càng và được công nhận về chất lượng.
Chọn đất trồng cây;
Do cây không kén đất nên bạn có thể trồng bưởi Đoan Hùng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên vị trí trồng cũng cần phải theo một số tiêu chuẩn nhất định. Đất có thể là đất bằng hoặc có độ dốc không quá lớn. Nên có hệ thống thoát nước để giúp tiêu úng ngập vào mùa mưa vì cây không chịu được ngập úng.
Trước khi trồng bạn cần làm đất bằng việc vun xới và bón lót cho hố trồng trước 1 tháng để hạn chế nguồn bệnh hại có thể ảnh hưởng đến cây con.
Mật độ trồng :
Để cây phát triển tốt sau này không cạnh tranh lẫn nhau thì nên trồng cây cách cây từ 2,5 đến 3m. Trồng như thế cây mới có đủ ánh sáng để phát triển và cho ra lộc đều.
Chế độ tưới nước :
Với những cây con mới trồng bạn cần đảm bảo nguồn nước luôn dồi dào. Khi tưới nên tưới đẫm vào từ gốc đến các tán bên dưới. Để hạn chế việc thoát hơi nước bạn nên ủ bên dưới gốc một lượng rơm rạ hoặc trấu. Vườn cây bưởi Đoan Hùng cần phải có hệ thống thoát nước tốt nhất là vào mùa mưa để cây không bị ngập úng hoặc đọng nước. Việc này sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại cho cây.
Bón phân:
Bón phân định kì là một trong những công việc làm cực kì cần thiết khi trồng bưởi Đoan Hùng nói riêng và các giống bưởi khác nói chung. Thời gian bón phân là vào khoảng tháng 10 bón sau thu hoạch với phân NPK + vôi bột+ phân chuồng hoai mục. Tháng 2 hàng năm bón thúc để cây ra hoa gồm có 60% Urê + 40% Kali. Đến tháng 6 khi cây ra hoa đang trong quá trình tạo quả bọn ngược lại 40% Urê + 60% Kali.
Thu hoạch và bảo quản bưởi Đoan Hùng
Khi bưởi chuyển từ xanh sang vàng là bạn đã biết thời điểm thu hoạch sắp đến. Dùng kéo chuyên dụng cắt sát cuống quả và bôi vào cuống một ít vôi bột. Để nơi khô ráo thoáng mát bạn có thể để được đến 3 tháng.
Lưu ý: Có trường hợp vườn bưởi ra nhiều hoa mà không đậu quả thì nguyên do chính là do trồng thuần một giống bưởi. qua nghiên cứu và kinh nghiệm của các chủ vườn bưởi thì cách khắc phục là ngoài các phương pháp chăm sóc, tỉa cành tạo tán thì nên trồng xen vào vườn một số loại cây khác như ổi, chanh, cam hoặc trồng xen cành ghép mắt một số cây bưởi khác giống như bưởi chua, bưởi diễn…
– Một số loại sâu bệnh hại:
Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…
Xem thêm: bưởi diễn, bưởi hoàng, bưởi đỏ tân lạc, bưởi đỏ luận văn, bưởi da xanh miền bắc, bưởi phúc trạch,….
Website: nhanong24h.com
Hotline: 02462971971