Thông tin về sản phẩm Cà Gai leo
Cà Gai leo
Cà Gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng. Cà gai leo thích nghi trên nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất: Đất phù xa, đất pha cát, đất ba gian. Cả ba miền Bắc, Trung Nam đều trồng được cây thuốc này.
Cây phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, là cây sống lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái trong nhiều năm do vậy khâu chăm sóc không quá vất vả.
Ngoài tự nhiên hiện nay có đến 4-5 loại cà gai, chúng thường mọc xen kẽ nhau nên rất rễ nhầm lẫn, bạn phải chú ý chỉ có loại cà gai leo có dây nhỏ, hoa màu trắng, khi chín quả có màu đỏ, nước sắc cà gai leo có vị đắng nhẹ mới là loại cà gai leo chuẩn được sử dụng làm thuốc.
Kỹ thuật trồng
1. Mùa vụ gieo trồng:
Cà gai leo thích hợp ươm giống từ tháng 1 – tháng 2. Tháng 2 đến tháng 3 (Lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ, mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để ta đánh cây con ra trồng đại trà). Từ tháng 8 đến tháng 9 ta bắt đầu thu hoạch cà gai leo.
Theo kinh nghiệm dân gian cây cà gai leo được từ 5-6 tháng mới cho dược tính cao nhất),ngoài ra trong suốt 6 tháng trồng cây vẫn phát triển mạnh không có dấu hiệu ngừng phát triển do vậy để lâu cây sẽ cho năng xuất và sản lượng rất cao.
2. Đất trồng
Cà gai leo thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, cây phát triển tốt, không kén đất , nhưng cần lưu ý những vùng đất trồng không được ngập nước.
Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cần làm đất tơi xốp, sẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm (Làm luống như luống trồng khoai lang) mỗi luống trồng 1 hàng cà gai leo.
Tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ: 1 ha bón phân truồng 10 tấn , 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột.
3. Chăm sóc cà gai leo
- khoảng cách trồng cà gai leo từ 35×35, cây giống trồng phải đạt từ 10 -15 cm
- Cây trồng xong cần tưới nước ngay. Nếu thời tiết sau khi trồng ít mưa cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần (Thời gian tối vào buổi chiều tối)
- Quá trình trồng cần xử lý cỏ dại bằng cách làm cỏ hoặc dùng các chế phẩm diệt cỏ sinh học. Tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín sẽ hạn chế cỏ dại mọc.
- Để ngăn cỏ dại mọc bà con cũng có thể áp dụng cách dùng màng phủ nilon đen trên luống sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.
4. Kỹ thuật thu hái vào bảo quản
Bước sang tháng 5 cây bắt đầu trổ hoa, nếu thời gian này tán cây phát triển mạnh, chùm kín các luống cây thì tiến hành tỉa cành thu hoạch trước 1 phần vừa để cây có ánh sáng quang hợp, vừa thu tạo nguồn thu sớm cho bà con.
Thu hoạch cà gai leo chính thức vào tháng 7 – 8 khi quả cà bắt dầu chín đỏ, bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 10-15cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
Quả cà gai leo chín rất dai vẫn bám vào cành cây, ta đem nhặt toàn bộ quả để riêng, cành lá cà gai leo chặt ngắn khoảng 2,5 đến 3cm phơi khô làm thuốc.
Quả cà lọc ra, chọn những quả tròn, quả to để làm giống. Quả chín bà con đem đãi lấy hạt rồi phơi khô bảo quản trong chai lọ kín, sử dụng nhân giống trong vụ sau hoặc đem bán dưới dạng hạt giống.
Cà gai là một cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, hiện nay ở một số tỉnh như Hòa Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa bà con đã tiến hành trồng cây thuốc nam này và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Có thể trồng cà gai leo xen canh với các cây trồng lâu năm khác như Bưởi, Hồ tiêu, cà phê, xoài…..