Giới thiệu về cây Đinh lăng
Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì, có kỹ thuật trồng cây không quá khó. Loài cây này là một loại dược liệu quý bởi con người có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị cho các món ăn.
-
-
- Loại lá nhỏ: Polyscias fruticosa (L.) Harms là loài đang sử dụng nhiều nhất. Đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính:
- Loại lá nếp: Là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chọn loại này để trồng khi chọn giống.
- Đinh lăng tẻ: Là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này giá trị kinh tế thấp không nên trồng.
-
Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng:
– Trồng theo hố: Làm đất phải cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.
– Trồng theo hàng: Làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm. 3.2.
Khoảng cách trồng: 40cm x 50cm hoặc 50cm x 50cm. Mật độ 40.000 – 50.000 cây/ha. 3.3.
Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu.
- Thu hoạch chế biến sau thu hoạch Lá: khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô. – Vỏ rễ, vỏ thân: Có thể thu hoạch vào cuối tháng 8 – 9 dương lịch của năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ, vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn là được. Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 – 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Bón phân:
– Sau trồng 5 – 7 ngày nên hòa loãng lân supe với nước để tưới kích thích bộ rễ phát triển.
– Bón thúc lần 1: Khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, với lượng 8 – 10 kg đạm ure/sào.
– Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 6 tháng với lượng 20 – 30 kg lân supe + 8 – 10 kg đạm ure + 4 – 6 kg Kaly. Bón phân cách gốc 15 – 20 cm, sau đó lấy đất phủ kín phân.
– Từ năm thứ 2 nên bón bổ sung 3 – 4 tạ phân chuồng và 10-15 kg phân NPK/ lần/sào.
– Ngoài ra có thể sử dụng phân NPK của Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, … theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Tưới nước: Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất. Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình mà tưới nước phù hợp. Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Chăm sóc khác: Trồng được 2 năm tuổi trở đi, nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để 1 -2 cành to để dinh dưỡng tập trung nuôi củ. Thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ trong vườn, tránh để cỏ rậm rạp vừa cạnh tranh dinh dưỡng với cây, vừa là nơi cư trú, lan truyền mầm bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh:
Đối tượng sâu bệnh hại trên cây đinh lăng chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây. Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hạ
– Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.
– Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên. Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.
Thu hoạch cây Đinh Lăng
Thông thường cây Đinh lăng từ 3 năm tuổi là cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch vào tháng 10 -12 hàng năm. Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại những thân tốt để làm giống. Các bộ phận khác như rễ, thân, lá có thể bán tươi hoặc chế biến ngay.