GIỚI THIỆU VÈ CÂY VẠN LỘC
Đa phần cây có màu lá màu xanh nhưng riêng cây Vạn Lộc thì khác nổi bật với màu đỏ ở trên lá, màu của may mắn và tài lộc. Giúp mang đến sự mới lạ ở cây cảnh, giúp không gian nổi bật hơn. Cây đại diện cho mệnh Hỏa chính vì thế người mang mệnh Hỏa và Thổ có thể chọn cây là cây phong thủy cho mình.
Cây vạn lộc là dòng cây phong thuỷ, mang ý nghĩa tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Cây dễ chăm sóc, không ưa nhiều nước và tần suất tưới dày.
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH CHĂM SÓC CÂY VẠN LỘC
Tên thường gọi: Cây Vạn Lộc, Cây Thiên Phú
Tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink
Bộ (ordo): Alismatales
Họ (familia): Araceae
Chi (genus): Aglaonema
Loài (species): A. rotundum
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia
TÁC DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CÂY VẠN LỘC
1. TÁC DỤNG
Cây có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ những chất hóa học độc hại ở thể hơi, giúp cho môi trường trong lành hơn. Ngoài ra cây cũng có tác dụng làm giảm stress, trang trí không gian.
2. PHONG THỦY
Tên cây cũng phần nào nói lên ý nghĩa phong thủy, cây mang đến nhiều lộc như tài lộc, phát lộc và màu đỏ của lá mang đến sự may mắn.
Gia chủ trồng cây Vạn lộc với mong muốn mang về nhiều thuận lợi trong cuộc sống, công việc. Cây trồng trong nhà nở hoa báo hiệu cho những tin vui sắp đến.
CÂY VẠN LỘC HỢP MỆNH GÌ?
Cây có sắc đỏ tượng trưng cho mệnh hỏa nên cây thích hợp làm cây phong thủy cho người mệnh hỏa và thổ.
1. MỆNH HỎA
Người mệnh hỏa vốn đã năng động, dám dấn thân và ưa mạo hiểm lại kết hợp với cây vạn lộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy vậy mệnh hỏa nếu bốc đồng quá cũng dễ gặp nguy hiểm nên người mệnh hỏa khi trồng cây nên chọn những chậu có màu lạnh như xanh, trắng để làm dịu bớt và khiến số mệnh ổn định hơn.
2. MỆNH THỔ
Mệnh thổ vốn vững trãi, bền bỉ nên có thể thoải mái đón tài lộc vào nhà mà không sợ nguy hiểm như mệnh hỏa. Tuy nhiên chính vì sự bền bỉ và hơi trầm lặng nên mệnh thổ ít dám lao vào những cơ hội và thử thách bản thân để gặt được thành công lớn, do vậy cần một chút sắc đỏ của Vạn Lộc sẽ giúp người mệnh thổ gặt hái thành công nắm bắt cơ hội.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY VẠN LỘC
Thuộc dòng cây họ ráy nên cây rất dễ sống, có khả năng tích nước ở thân và lá nên không phải chăm sóc nhiều.
1. ÁNH SÁNG
Thuộc loại cây cảnh văn phòng ưa điều kiện mát và có thể sống chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang. Tuy nhiên thì cây vẫn thích ánh sáng nhẹ buổi sáng sớm và chiều muộn.
Nên có điều kiện ta để cây cạnh cửa sổ, hoặc nơi có ánh sáng hắt vào. Khi đủ ánh sáng thì màu sắc của cây sẽ đẹp. Nếu thiếu sáng cây có hiện tượng màu hơi nhạt đi.
Tránh để cây dưới nắng gắt mùa hè từ 11h – 14h và cạnh cửa kính để cây không bị cháy lá.
2. ĐẤT
Cây Vạn Lộc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên loại đất phù hợp để cây sống tốt trong văn phòng là nhiều mùn và thoáng. Giúp đất không bí khi bị tưới nhiều lần và dù lần tưới ít nhưng vẫn đủ giữ ẩm cho cây.
Nếu bạn tự trộn đất trồng, có thể dùng giá thể có chứa mùn, trấu hun hoai mục, đá perlife, rêu khô…Giá thể thoáng có nhiều chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt nhưng không đọng nước là được.
3. NƯỚC
Nước là yếu tố chủ yếu đối với người chăm sóc cây Vạn Lộc. Bạn chú ý không tưới lên lá và không để đất ẩm lâu ngày. Tùy và điều kiện môi trường thường ta tưới nước 1 – 2 lần/ tuần.
Khi thấy đất khô ta mới lên tưới tiếp, nếu chậu cây của bạn có đĩa lót thì duy trì đĩa có 1 chút nước là được, không cần tưới lên bề mặt cây.
Nếu đất ẩm lâu ngày, nước đọng trên lá có thể dẫn đến tình trạng thối lá và thân. Tốt nhất khi tưới ta mang cây ra chỗ thoáng để cây nhanh được khô bề mặt lá và đất là tốt nhất.
4. NƠI ĐẶT CÂY
Cây nên đặt ở nơi mát thoáng gió, tránh để cây ở nơi tối, hầm và nắng mùa hè chiếu trực tiếp dễ kiến làm cây cháy lá.
Để ở văn phòng thì nên để nơi có ánh sáng điện, tránh để đằng sau màn hình máy tính, chỗ phả nóng điều hòa, bên cạnh cửa sổ kính có nắng buổi trưa chiếu.
5. NHÂN GIỐNG
Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi, trồng bằng hạt, giâm cành. Phương phát phổ biến nhất là giâm cành hoặc gieo bằng hạt.
6. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
Cây rất ít sâu bệnh thường bị gặp 2 bệnh chính là rệp sáp, phấn trắng và thối lá.
Đối với bệnh rệp sáp, phấn trắng ta chỉ cần lấy giấy hoặc khăn loại bỏ rệp đi là được.
Bệnh thối lá và thân, ta chỉ cần cắt phần lá bị thối và để vết thương khô tránh hạn chế nước.