Đen xơ ở mít thái – mít siêu sớm cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Thời gian từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch dao động từ 4 đến 4.5 tháng hoặc 4 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch mít già.Tuy nhiên vụ mùa mưa, nhất là ở đông nam bộ và đồng bằng song Cửu Long. Mít ra hoa tầm tháng 5 Âm Lịch trở đi, thì có hiện tượng đen xơ ở mít thái.
1. Đánh giá cảm quan để phát hiện đen xơ ở mít thái.
Nếu người có kinh nghiệm, nhìn từ bên ngoài cũng có thể đoán được là bên trong xơ đã bị đen. Da không bóng, trái lại xù xì, tối, sần. Trái mít vẫn lớn bình thường, nhưng khi thu hoạch, bổ ra xơ đen. Nên không có giá trị thương mại (mất giá) hoặc bán không được.
Đó là hiện tượng đen xơ. Hiện tượng này rất phổ biến trên cây mít Thái siêu sớm làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn.
2. Nguyên nhân gây hiện tượng đen xơ ở mít Thái.
- Nguyên nhân
Hiện tương xơ đen ở cây mít là do vi khuẩn gây ra, và thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Gặp nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mít ra tầm tháng 5 âm lịch trở đi, thì có hiện tượng xơ đen.
Theo một nghiên cứu vừa công bố tháng 7 năm 2019, Malaysia đã định danh thành công loài vi khuẩn gây ra hiện tượng xơ đen. Vi khuẩn đó có tên Pantoea stewartii. Trước đó ở Việt Nam Pantoea stewartii gây ra bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp.
- Con đường xâm nhập
Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào.
3. Đen xơ ở mít thái và cách khắc phục
Đen xơ ở cây mít thái do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra, nên khi đã xác định tác nhân gây bệnh rồi, hãy tránh những khuyến cáo phòng trị không đúng. Ví dụ, bón vôi, bón phân hữu cơ vào đất là rất tốt trong canh tác, nhưng, nó chẳng có tương quan nào với bệnh xơ đen do vi khuẩn gây ra.
- Sử dụng ly nhựa bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phấn cho thấy giảm hiện tượng xơ đen 1 cách đáng kể, chỉ 12% trái bị bệnh xơ đen. Ngược lại nghiệm thức đối chứng có đến 69% trái bị xơ đen. Tuy nhiên, các trái được bao quanh bằng ly nhựa thì méo mó do không được thụ phấn, thụ tinh.
- Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn cho thấy có 13% trái bị xơ đen và nghiệm thức đối chứng là 66%. Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.
- Thời vụ: Do vi khuẩn phát triển mạnh trong những tháng mưa nhiều của tháng 7, 8, 9 và tháng 10 hàng năm, nên hạn chế lấy trái trong những tháng nầy.
- Tỉa bỏ các cành tăm (cành nhện) khi xử lý ra hoa cũng làm cây thông thoáng, sẽ làm giảm bớt áp lực bệnh.
- Phun thuốc phòng trị vi khuẩn vào toàn cây đặc biệt vào cuống và mầu trái. Thuốc phải phun ít nhất 3 lần vào các thời điểm : có cựa gà, trước và sau khi ra trái. Nên sử dụng thuốc gốc đồng có hoạt tính cao và hiệu lực kéo dài như Champion (Copper Hydrocide) với nồng độ 0,15% hoặc Kasuran 47WP với nồng độ 0,3%. Thị trường cũng có nhiều loại thuốc để phòng trừ vi khuẩn như Avalon, Starner, Xantoxin…..
- Tuyển lựa trái : Trên cây mít có rất nhiều trái, nên việc lựa chọn 1 hay 5 -7 trái mít để giữ lại cũng không quá khó. Hãy chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp. Chọn cuống trái mập, tròn chứ khôn chọn cuống dị dạng, hơi dẹp. Cũng không chọn màu cuống xanh sậm….