Kỹ thuật chăm sóc định kỳ mít tố nữ
Thời vụ và mật độ trồng mít tố nữ
Mít tố nũ trồng đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm. Có 2 cách trồng trồng dầy hoặc trồng thưa:
– Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
– Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
– Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
Hướng dẫn làm đất và đào hố trồng mít tố nữ
- Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa.
- Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2
- Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình cây mít tố nữ
- Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít tố nữ đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm.
- Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong.
- Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.
- Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Tố Nữ
- Kỹ thuật bón phân là một trong những phương pháp quan trọng nhất để kích thích sự phát triển của cây mít tố nữ.
- Nó giúp cho cây mít không bị thiếu các chất dinh dưỡng, kích thích sự tăng trưởng và đảm bảo sự bình ổn của hệ sinh thái.
- Bón phân cũng giúp cho cây mít có được một lá bền bỉ và đẹp hơn.
- Nó hỗ trợ làm tăng sản lượng trái mít cũng như giảm bớt những hại cho môi trường.
- Ngoài ra, các bón phân cũng có tác dụng trợ giúp muối, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây mít.
- Để có được một cây mít tố nữ tốt, kỹ thuật bón phân là cách tốt nhất để bắt đầu.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Mít Tố Nữ:
SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH:
RUỒI ĐỤC TRÁI:
SÂU ĐỤC TRÁI:
NGÀI ĐỤC TRÁI:
RẦY, RỆP:
- Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…
- Cây mít tố nữ là một loại cây có tác dụng quan trọng trong cảnh quan họ vườn, nhưng nó cũng có thể bị nhiều bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, cần phải có phòng trừ sâu bệnh cho cây mít tố nữ.
- Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh cho cây mít tố nữ là bằng cách đảm bảo rằng nó được trồng trong môi trường thích hợp. Điều này có nghĩa là cần phải luôn giữ môi trường cây trong sự ổn định, bằng cách đảm bảo rằng cây có đủ ánh sáng, nước, không khí, hạt và hỗn hợp đất thích hợp. Người trồng cũng phải kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng cây không bị bệnh.
- Các loại thuốc trừ sâu cũng có thể sử dụng để đảm bảo sức khoẻ của cây mít tố nữ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các loại thuốc trừ sâu này có thể gây ra một số tác động phụ không mong muốn nếu không sử dụng đúng cách.
- Và cuối cùng, không nên quên rằng chủ yếu của bất kỳ hệ thống phòng trừ sâu bệnh nào là phải chăm sóc cây mít tố nữ bằng cách thực hiện các thao tác vệ sinh và bảo trì hàng tuần. Nếu làm như vậy, cây mít tố nữ sẽ có thể trở nên khỏe mạnh hơn và không bị bệnh.
Thu Hoạch và Bảo Quản Mít Tố Nữ
Thu hoạch
– Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng
– Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng.
– Khi hái không quăng ném. Giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít.
– Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp cho mủ chảy ra. Không để mít chồng lên nhau
Tỉa bỏ, phân loại
– Cắt bỏ các lá còn lại trên cuống.
– Loại bỏ những quả bị sâu bệnh, xấu mã
– Phân loại tuỳ theo trọng lượng
Loại 1: những trái nặng trên 1 kg
Loại 2: những trái nặng dưới 1 kg
Đóng gói
– Xếp mít tố nữ thành từng lớp vào cần xé hoặc sọt có lót lá hoặc rơm dưới đáy hoặc xung quanh thành cần xé.
– Khi xếp quay cuống trái lên phía trên
Vận chuyển
– Dùng giấy hoặc lá có khổ lớn bọc xung quanh từng trái để tránh xây sát khi vận chuyển.
– Tránh va lắc khi vận chuyển. Không dùng sọt quá lớn hay quá nhỏ.
– Bảo đảm mít được thông thoáng, không bị nóng khi vận chuyển.
Bảo quản
– Để nơi khô ráo và thoáng mát.
– Tránh để mít bị mưa, nắng.
Cách giấm (dú) chín
– Dùng lá chuối khô hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh chum hoặc sọt.
– Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ.
Xem thêm:
Cách trồng và chăm sóc sung Mỹ trong chậu
Hướng dẫn kĩ thuật trồng xoài Đài Loan