KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN CHO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO CỦA NHANONG24H
Đặc điểm cây nhãn.
Nhãn là cây cho tán khá cao và rộng , c ây thân gỗ. Nhãn ra hoa vào mùa xuân cho hoa màu vàng nhạt. Cây nhãn thích nghi , phát triển và sinh trưởng tương đối phù hợp với mọi loại khí hậu ở nước ta.
Cây nhãn thích nghi tốt với loại đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát , đất phù sa. Độ pH = 4,5 – 6,0 là thích hợp nhất. Ngoài việc trồng bằng hạt ra thì hiện nay nhãn được trồng phổ biến bằng phương pháp chiết hay ghép. Cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 2 1- 350C
Thời điểm trồng nhãn
Nhãn được trồng chủ yếu 2 vụ chính ; Trồng vào từ tháng 2 đến tháng 3 và tháng 8 đến tháng 9 hàng năm .
Làm hố để trồng cây
Trước khi trồng 1 tháng bà con cần đào hố và rắc vôi bột để khử trùng , bón lót cho hố một lượng phân phù hợp . Cần đào hố với kích thước tối thiểu là 50x50x50cm và tiến hành bón 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục cộng với 1kg phân NPK .
Kỹ thuật trồng cây
Sau khi đã chuẩn bị cây giống và đào hố xong bà con tiến hành trồng cây. Bóc phần bầu đất ra và đặt xuống dưới hố. Lấp đất lại sao cho phần đất cao hơn gốc cây 2cm. Nén chặt cố định cây giống không bị lung lay. Bà con có thể cắm cọc để trồng cây con tránh gió bão làm đổ. Trồng xong tưới nước duy trì độ ẩm cho cây .
Hướng dẫn bón phân cho cây nhãn
Phân đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.
Phân Lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này.
Phân Kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.
Bón phân cho cây nhãn ở từng thời điểm
Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi:
Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
- Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.
- Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.
- Năm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần. Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi:
Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:
- Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O
- Khi quả lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O
- Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O
- Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5
Chăm sóc cây nhãn sai hoa
Tỉa cành tạo tán: Việc tỉa cành tạo tán sẽ giúp cho cây không tranh lượng ánh sáng của nhau. Hơn thế nữa việc tạo tán sẽ giúp loại bỏ những cành già cành héo úa để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Cắt tỉa còn giúp tạo hình cho cây thấp tầng và xòe tán rộng hơn khiến chất lượng và số lượng quả được cao hơn trên 1 cây.
Phòng trừ sâu bệnh: Nhãn là loại cây có quả ngọt do đó rất được nhiều côn trùng đến chích hút gây thối quả và giảm năng suất. Một số loại sâu thường gặp dó là bọ xít, rệp sáp, dơ rốc và các loại ròi đục thân đục lá. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc phun đều lên cây sẽ giúp hạn chế được sâu bệnh và giúp cây phát triển tốt nhất.
Thu hoạch quả nhãn
Nhãn khi chín vỏ quả sẽ chuyển từ màu nâu xanh sang nâu sáng. Qủa cũng nhẵn bóng hơn. Khi bóc lớp vỏ ra bạn sẽ thấy cùi thịt dày và hạt đã chuyển sang màu đen. Lúc này bà con nên chờ thời điểm ngày tạnh ráo thu hoạch quả để chất lượng quả ngon nhất. Thu hoạch xong bảo quản nhãn lồng vào nơi khô thoáng mát để giữ được quả có độ tươi ngon lâu hơn.