KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÓC THÁI CHO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÓC THÁI CHO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ.

Đặc điểm cây cóc thái

Cây cóc thái thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, sống lâu năm có tên khoa học: Spondias mombin L thuộc họ Anacardiaceae . cây có xuất xứ từ vùng Trung Mỹ . Cây cóc thái cho quả rất sai, không bị chua, quả giòn thơm. Ngoài ra,  cây cóc Thái còn được trồng trong chậu làm cây cảnh trang trí,…

1. Thời vụ trồng

Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây .

2. Chọn giống cóc

Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, bà con nên chọn cây giống ghép cành loại bầu xơ dừa cây sẽ ra hoa ra quả sau 4 -5 tháng chăm sóc.

3. Làm đất và mật độ trồng                            

Cây cóc thích hợp với nhiều loại đất khác nhau . Đất cần tơi xốp và thoát nước , khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát riển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát riển tốt .

Chậu trồng: Chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.

Mật độ trồng: Mật độ thích hợp là 7x7m, hàng cách hàng 7x9m

4. Kỹ thuật trồng cây cóc

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt,

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng ủ hoai mục, vôi, lân. Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.

Bón thúc :

– Giai đoạn cây non: Hàng năm nên bón từ 20-40g phân NPK 16 : 16 : 8 và khoảng 20g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa . Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây Cóc Thái phát riển ổn định.
– Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16 : 16 : 8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa và vào tháng 9-10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-coc-thai

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Bà con nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Làm cỏ: P hủ gốc roi bằng cỏ, rác, cây phân xanh . Bà còn tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh  các loại cỏ  cạnh tranh dinh dưỡng với cây lựu, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ .

Cắt tỉa cành :

Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều quả hơn, bà con nên cắt ngọn thường xuyên. Vào mùa xuân, bà con có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.

Nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *