KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẬN HẬU – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẬN HẬU – NHANONG24H

Đặc điểm cây mận hậu

Quả mận hậu to, màu xanh, thịt dày, hạt nhỏ và dóc hạt, vị ngọt ăn giòn, không đắng và có thể sử dụng khi còn xanh già. Khi chín vỏ quả chuyển sang tím, ruột vàng. Cây mận hậu thuộc loại sai quả, phân cành thấp, tán xoè rộng, cành mảnh mai, khi quả lớn thì cành trĩu xuống, cần có giá đỡ mới khỏi gãy. Mận hậu được coi là có nguồn gốc ở Lào Cai và hiện nay đã được phổ biến ở nhiều nơi khác như Mộc Châu (tỉnh Sơn La)…

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-man-hau

1. Thời vụ trồng

Mận hậu thường được bà con trồng khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Lúc này thời tiết thuận lợi nhất giúp cây phát triển và cần ít công chăm sóc. Nếu như trồng với diện tích lớn bạn cần trồng cách nhau ít nhất 5m để cây phát triển tốt mà không cạnh tranh dinh dưỡng với nhau.

2. Cách chọn giống mận hậu

Với cây ghép đạt tiêu chuẩn cao từ 40-60cm, cây ghép mắt liền, cành ghép đã có lá mầm, chiều cao ghép mắt tối thiểu 15cm, bầu đất kích cỡ 7x15cm, đường kính gốc 0,71,5cm, độ tuổi mắt ghép từ 2 – 3 tháng. Và cây khỏe mạnh, sạch bệnh.

3. Chọn đất và đào hố trồng

Cây mận hậu ưa thích trồng ở những nơi mát mẻ và có khả năng chịu được hạn. Loại đất trồng cây mận hậu tốt nhất nên là loại đất thịt pha cát có thnhf phần cơ giới nhẹ. Độ pH thích hợp từ  5,5-7. Ngoài ra đất trồng cần cao ráo có tầng canh tác dày khoảng 60cm trở lên và thoát nước tốt, bà con bón lót mỗi hố trồng khoảng 15-20kg phân chuồng ủ hoai mục+1kg phân Lân và vôi bột khử trùng.

Mật độ trồng: Cây cách cây 4-4,5m, hàng cách bằng 4-5m, kích thước hố 50x50x50cm hoặc 60x60x60cm

4. Kỹ thuật trồng cây mận hậu

Khi trồng bà con tiến hành đào một hố nhỏ kích thước vừa đúng bằng bầu đất cây giống. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào chính giữa và hướng cho cây đứng thẳng. Lấp đất phủ kín bề mặt gốc và dùng tay lèn chặt lại để cố định dáng đứng cho cây. Trồng xong bà con tiến hành tưới nước giữ ẩm ngay cho cây để giúp cây mau ra rễ.

Cây mận hậu - Cách trồng chăm sóc cây mận hậu

5. Kỹ thuật bón phân

Nhằm duy trì độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Tập trung bón vào giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Lượng phân N, P, K cần chia ra bón 3 lần trong năm, chủ yếu tập trung bón vào cuối mùa đông.

 Đối với cây thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng (20 kg), 70 %  lân super (0,35kg),  50 % urê (0,15 kg), 50 % Kali clorua (0,1 kg) để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả.

Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua  (0,05 kg) để cây phục hồi sau vụ cho quả.

Lần 3 (tháng 11): Bón 15 %  super lân (0,075 kg), 25 % urê (0,075 kg), 25 % Kali clorua (0,05 kg). Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

Đối với cây thời kỳ kinh doanh:

Lần 1 (tháng 3): Bón 100 % phân chuồng, 70 %  lân super, 50 % urê, 50 % Kali clorua để cung cấp dinh dưỡng nuôi cành xuân, hoa, quả. Tương đương với 30 kg phân chuồng ủ hoai mụ;, 0,6- 0,56 kg lân super; 0,25- 0,35 kg Urê; 0,15- 0,25 kg Kali clorua

Lần 2 (tháng 7): Bón 15 %  phân super lân, 25 % ure, 25 % Kali clorua để cây phục hồi sau vụ cho quả. Tương đương với 0,1- 0,12 kg lân super; 0,125- 0,175 kg Urê; 0,075- 0,125 kg Kali clorua.

Lần 3 (tháng 11): Bón lượng phân còn lại với 15 % phân super lân, 25 % ure, 25 % KCL. Tương đương với 0,1- 0,12 kg phân lân super; 0,125- 0,175 kg Ure; 0,075- 0,125 kg Kali clorua. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông, tăng tuổi thọ cho bộ lá, hạn chế lá rụng trước tuổi, hạn chế bệnh gỉ sắt.

Chú ý cách bón:

Bón phân chuồng: Cuốc hố xung quanh tán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất. 

Phân vô cơ: Gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây mận hậu

Làm cỏ: Bà còn tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây mận, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ. Thông thường làm cỏ 6-7 lần/năm, không nên để cỏ có hoa rồi mới phát vì hạt cỏ dễ dàng phát tán trong vườn. Tiến hành nhổ cỏ gốc thường xuyên.

Tưới nước: Mận hậu có chế độ nước ở mức trung bình. Tuy nhiên không được để cho đất bị khô héo gây héo và chết cây. Bà con cần bổ sung nước đầy đủ vào thời điểm mới trồng và nhất là trong mùa khô, khi ra quả và thời điểm sắp thu hoạch.

Tỉa cành: Cây mận hậu muốn phát triển cần tiến hành cắt tỉa cành một cách hợp lý. Tốt nhất là cắt tỉa cây theo hình phếu để dễ chăm sóc. Mỗi cây chỉ cần giữ lại từ 3-4 cành chính. Những cành chính này luôn tạo thành một góc sao cho trung tâm của cây mở ra, cành phân bố đều các phía. quả được mọc từ các cành bên và cành chính này.

Tỉa quả: Khi quả mận có đường kính 1cm bạn tiến hành cắt tỉa khoảng cách giữa các quả để tạo độ thông thoáng cho cây. Việc này giúp quả hấp thu được ánh sáng và mau chín

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *