Trồng bưởi da xanh hiệu quả và bền vững của nhanong24h

Trồng bưởi da xanh: hiệu quả và bền vững của nhanong24h

Bưởi da xanh là một giống bưởi có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái; vỏ bưởi có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và khá mỏng (14–18 mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9,5–12%); mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/trái), khi chín hạt bưởi tiêu biến hoàn toàn; tỷ lệ thịt/trái >55%. Tính đến năm 2009, Bến Tre có diện tích trồng bưởi da xanh là 3.284 ha, với năng suất 9-14 tấn/ha

trong-buoi-da-xanh
Hình ảnh cây bưởi da xanh

Bưởi da xanh là dòng cây ăn trái phổ biến ở cả hai miền Bắc và Nam nước ta. Bưởi da xanh nổi trội với đặc điểm vỏ xanh (có lẽ vì thế nên được gọi là da xanh), tép hồng, vị ngọt pha lẫn chua, ăn rất dễ chịu và nhiều chất dinh dưỡng.

Giống bưởi này đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam công nhận là giống quốc gia. Bưởi da xanh đã được xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới. Trong điều kiện bình thường quả bưởi da xanh có thể để lâu hơn 15 ngày.

Xét về hiệu quả kinh tế, bưởi da xanh nhìn chung cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả cao thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các nghiên cứu và thực nghiệm đã chỉ ra một số nhóm yếu tố sau ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bưởi da xanh:

(i) Chất đất

(ii) Hình thức canh tác

(iii) Tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng

(iv) Thị trường tiêu thụ

(v) Thị hiếu của người tiêu dùng

Sâu bệnh:

Loài gây bệnh phổ biến trên cây bưởi da xanh là loài Scirtothrips dorsalis.

Tuyến trùng hại rễ, chúng chích hút các đoạn rễ non, làm cho rễ bị hư, thối, cây có biểu hiện héo lúc giữa trưa. Bệnh xì mủ thân cành lá nguyên nhân do nhiễm nấm phytophthora trên các vết thương do người chăm sóc hay các tác nhân côn trùng gây ra.

Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi da xanh
Hình ảnh quả bưởi da xanh sâu bệnh

Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm chuyên gia nhanong24h tại một vườn trồng bưởi da xanh 5ha điển hình ở Sóc Trăng cho thấy: 1ha trồng mật độ trung bình cho 500 gốc bưởi, cây 5-7 năm tuổi cho năng suất trung bình 15-20kg/tháng, giá bán 30k/kg. Như vậy, tính doanh thu/ha/năm trung bình: 2,7-3,6 tỷ VND.

Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ bưởi da xanh chưa bao giờ bao hoà, bạn đã chuẩn bị đủ điều kiện đất đai, vốn, giống, lao động, công nghệ cho trồng bưởi da xanh chưa?

Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đúng cách sẽ cho năng suất cao nhất

Đất: Cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước nhanh.Cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối.Nơi nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 – 30 cm so với mực nước mưa và triều cường.

Nơi nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống.Mỗi hố trồng rải 5 – 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.

Trồng và chăm sóc

Mật độ: Mỗi ha trồng khoảng 500 – 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.

Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.

Chăm sóc cây sau khi trồng

Thường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix…và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng. Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.

Thường xuyên chăm sóc, bón phân sẽ cho quả căng mọng, sai quả

Bón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân, hạ, thu. Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm. Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% vôi 100%. Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, ka li,ZinC. Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron. Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali,sungar.

Kích thích ra hoa, đậu trái

Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm. Do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.

Thu hoạch

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở nhiều nơi.

Cách nhân giống:

a) Phương pháp chiết cành: Giúp giữ lại hoàn toàn các đặc tính của cây đầu dòng, rễ mọc cạn, thích hợp trồng trên các vùng đất có mực thủy cấp hơi cao nhưng hệ số nhân giống thấp, dễ làm lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cây mau già cỗi và không thể tận dụng các ưu điểm của gốc ghép. Cây dễ đổ ngã do bộ rễ phát triển kém, không tương ứng với sự phát triển của cây. Những lưu ý khi chiết cành:

– Các dụng cụ chiết cành phải được khử trùng trước và sau khi thực hiện thao tác chiết trên từng đoạn cành.

– Tuổi cành chiết không nên quá già, chỉ chọn các cành bánh tẻ.

– Cây dùng để chiết cành phải đang ở trong tình trạng sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá Greening và Tristeza.

b) Phương pháp ghép: Hệ số nhân giống cao, tận dụng ưu thế của gốc ghép, cây chống chịu đổ ngã tốt, tăng tuổi thọ, giữ lại được các đặc tính tốt của cây đầu dòng.

– Gốc ghép: Có thể sử dụng các giống bưởi chua ở địa phương làm gốc ghép hoặc sử dụng gốc cam mật để làm gốc ghép theo hướng ổn định chất lượng giống bưởi. Gốc ghép phải được gieo từ các hạt khỏe, thu từ các trái tốt trên cây, không chọn thu hạt từ trái rụng, trái bệnh. Trước khi ghép, gốc ghép phải được định kỳ phun xịt thuốc trừ rầy chổng cánh.

– Mắt ghép, cành tháp: Sử dụng mắt ghép sạch bệnh lưu giữ trong các nhà lưới ngăn được rầy chổng cánh. Cành lấy mắt ghép là các cành nghiêng khoảng giữa thân, chọn đều theo các hướng và vị trí của tán cây để giảm tỉ lệ không đúng kiểu hình, không lấy mắt ghép trên cành tược (vượt) và cành mọc lòa xòa trên mặt đất.

c) Tiêu chuẩn cây đầu dòng: Cây đầu dòng phải là cây sạch bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh phá hại, kết quả kiểm tra âm tính đối với các bệnh hại nguy hiểm như bệnh Vàng lá Greening,Tristeza, có năng suất phẩm chất ổn định.

Tiêu chuẩn cây giống tốt:

– Cây phải đúng giống, sinh trưởng khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh hại

– Đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, độ sai khác không vượt quá 5%

– Chiều cao cây tính từ mặt bầu > 60cm, có 2-3 cành cấp I

– Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10cm: 0,8-1cm

– Đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm) > 0,7cm

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *