KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂU DA ĐẤT – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÂU DA ĐẤT

Đặc điểm cây dâu da đất

Cây Dâu da đất có tên khoa học là Baccaurea, có hoa thuộc họ Phyllanthaceae. Cây dâu da ở Việt Nam được trồng làm cây ăn quả. Quả cỡ nhỏ, khi chín màu vàng có vị ngọt và hơi chua. Dâu da có nguồn gốc là cây rừng nên không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chỉ cần bón phân một lần vào tháng 10 Âm lịch sau khi thu hoạch mỗi năm là đủ cho cây phát triển và cho quả vào vụ sau. Dâu da đất cũng không cần thay thế trồng mới vì cây trồng càng lâu năm cho quả càng nhiều..

Ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dau-da-dat

1. Thời vụ trồng

Cây dâu da đất có thể trồng được quanh năm, thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa.

2. Chọn giống dâu da đất

Cây dâu da đất hiện nay được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Bà con chọn giống có chiều cao khoảng 20-30 cm tính từ mặt bầu lên, đường kính gốc 1-2cmchọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

Ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dau-da-dat

3. Làm đất và mật độ trồng

Cây có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là trồng ở loại đất thịt màu mỡ bên dưới có lót một lớp đất sét. Muốn cải tạo giảm bớt độ chua và tăng độ ngọt cho quả sau khi cây bén rễ nên làm bồn và rắc một ký vôi vào mỗi cây. Bà con đào hố với kích thước: 50x50x50cm

Mật độ trồng: Khoảng cách cây cách 4x5m

4. Kỹ thuật trồng cây dâu da đất

Dùng dao tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào giữa hố sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ 4-5cm, lấp đất và nén lại quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu cây mới trồng một lớp đất mỏng 1-2 cm, cắm cọc giữ cho cây cố định tránh làm lay gốc và tưới nước. Sau khi trồng cây một tháng tháo bỏ dây ở mối mắt ghép.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Bà con trộn đất với tro trấu và phân chuồng đã ủ hoai mục.

Bón thúc:

Năm thứ nhất: Bón phân NPK từ khoảng 1 tháng sau khi trồng. Mỗi lần bà con tiến hành tưới cho cây khoảng 10g/cây. Cách 1 tháng bạn tưới một lần cho cây.

Năm thứ hai: Bà con tăng liều lượng bón phân lên khoảng 30% và mỗi làn bón khoảng 100-200g/cây/lần bón.

Năm thứ ba: Bà con tiến hành từ 3 tháng bón một lần với liều lượng phân NPK từ 200-300g/cây/lần. Khi cây đã cho quả ổn định bà con tiến hành bón mỗi năm bón thêm phân bón lá cho cây. Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào độ lớn và sức sinh trưởng của cây.

Ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dau-da-dat

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phải để ý tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới phát triển tốt, để thiếu nước cây sẽ bị còi nhỏ và chết.Khi cây dâu trưởng thành, có thể để tự nhiên không cần tưới nước

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Che mát: Cần che nắng cho cây dâu lúc nhỏ vì lúc này cây đang rất yếu, cây phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng nhâm mát.

Nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *