Thông tin về sản phẩm cây Sưa Đỏ
Ở Việt Nam có 2 loại sưa đỏ và sưa trắng đều được trồng để lấy bóng mát ở khu vực Hà Nội và một số nơi khác. Sưa đỏ được biết đến là một loại gỗ quý có vân gỗ đẹp và mùi thơm đặc trưng, giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm bàn ghế, đồ trang sức, đồ gia dụng…
Trong khi đó gỗ sưa trắng không có màu sắc, không có đường vân, giá trị sử dụng ngang gỗ thường, hơn thế nữa trong một số nghiên cứu còn cho thấy quả sưa trắng còn có chứa độc tố.
Cây sưa đỏ hay còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn lõi đỏ… (Danh pháp khoa học là Dalbergia tonkinensis) là một loài thân gỗ, lá rụng theo mùa. Cao từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m).
Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám,sần sùi , nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá chét mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng, chất lá dai. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm. Quả khi đốt có mùi thối nên được gọi là trắc thối.
Cây sưa đỏ thuộc nhóm 1A nằm trong sách đỏ Việt Nam. Do bị các đối tượng săn lùng khắp nơi nên số lượng của chúng ngoài tự nhiên gần như tuyệt chủng. Vì vậy chuyên gia lâm nghiệp Việt Nam đang khuyến khích phong trào trồng sưa đỏ phân tán trong vườn rừng, trang trại, vườn gia đình, ven đường phố, công viên, đường làng. Bên cạnh đó cần nghiên cứu chọn và nhân giống tạo ra các loại sưa tốt nhất.
Sưa đỏ với những đặc điểm tương đồng với loại sưa trắng rất dễ nhầm lẫn giống vì vậy khách hàng nên lựa chon cho mình một nhà cung cấp giống uy tín.
Ý nghĩa phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cây sưa đỏ có thể mang lại vượng khí cho gia chủ và mùi thơm đặc biệt của loài cây này rất tốt cho sức khỏe. Loại gỗ này thường dùng làm bàn ghế, tượng phật, tượng thần tài để giúp mang lại may mắn và tài lộc.
Đặc điểm, phân loại cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ là một loại cây thân gỗ lớn thường với những đặc điểm rất dễ nhận biết như:
- Loài cây này thuộc cây thân gỗ, thân cây chắc, tán lá xòe rộng, có chiều cao trung bình từ 6 – 12m. Cây này đang được xếp vào hàng quý hiếm và được bảo tồn.
- Lá cây có hình dạng giống lông chim, 1 cành lá sẽ có 10 -15 lá thường mọc so le nhau, lá màu xanh lục.
- Hoa của cây sưa đỏ có màu vàng nhạt, thường mọc thành từng chùm và mua hoa sẽ bắt đầu từ tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.
- Gỗ của cây sưa đỏ có màu nâu hơi đỏ, thớ gỗ mịn nên thường dùng làm nguyên liệu để đóng bàn ghế, cửa,… Cây sưa đỏ thường được thấy nhiều ở vùng Trung Bộ và Tây Nguyên. Chúng ta có thể thấy loài cây này xuất hiện rải rác trong các đình, chùa ở nông thôn, vườn trồng của các hộ gia đình và trên các trục đường phố cổ, công viên ở Hà Nội.
Phân biệt cây sưa đỏ và trắng
Đặc điểm phân biệt | Cây sưa đỏ | Cây sưa trắng |
---|---|---|
Lá cây | Lá mọc so le | Lá mọc đối xứng |
Hoa | Hoa cây sưa đỏ mọc thành chùm, hoa nhỏ và có màu vàng nhạt | Hoa có màu trắng và cánh hoa lớn |
Thân và quả | Thân cây sưa đỏ có màu nâu, vỏ cây xù xì. | Thân cây sưa trắng có màu xanh, thân cây cây bóng nhẵn |
Cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Cách trồng cây sưa đỏ tại nhà
Lựa chọn cây giống
Nên lựa chọn những cây giống có chiều cao từ 30 – 100cm, được ươm khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi và đường kính của rễ từ 4-5mm.
Khi lựa cây giống nên chú ý không nên chọn những cây không có sâu bệnh.
Chuẩn bị đất trồng
Là giống cây chịu được môi trường có độ ẩm thấp, nên khi chuẩn bị đất bạn cần làm ẩm đất.
Trộn đất với phân vi sinh và phân chuồng để đảm bảo đất được tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
Diện tích mỗi hố đất để đặt cây vào thích hợp nhất là 50*50*50cm.
Thời vụ gieo trồng
Mỗi miền sẽ có thời tiết khác nhau nên mùa vụ gieo trồng sẽ cũng khác theo. Đối với miền Bắc thời vụ tốt nhất để giao trồng là tháng 2 – tháng 4; khu vực Bắc Trung bộ sẽ từ tháng 8 – tháng 11, khu vực Nam Trung bộ tháng 10 – tháng 1; Miền Nam và Tây Nguyên sẽ từ tháng 6 – tháng 9.
Kỹ thuật gieo trồng cây sưa đỏ
Bước 1 Sau mua cây giống về bạn bỏ đi bì ni lông lớp ngoài và gọt bớt bầu đất, giữ lại lớp đất rễ bám.
Bước 2 Đặt cây giống vào hố đã đào sẵn
Bước 3 Đắp đất xung quanh và ấn đất sao cho cây đứng vững để cây không bị đổ ngã.
Cách chăm sóc cây sưa đỏ
Đây là một loài cây dễ trồng, thích hợp trong những khu vực nhiều ánh sáng nên việc chăm sóc cũng khá đơn giản.
Kỹ thuật tưới nước
Đây là loài cây ưa ẩm, nên việc tưới nước từ 2-3 lần/ tuần là đã cung cấp đủ lượng nước nuôi cây.
Cắt tỉa cành cây
Việc cắt những cành cây bị khô, già sẽ giúp cây đâm chồi non, kích thích những mầm mới tăng trưởng , và giảm bớt tình trạng sâu hại cho cây.
Bón phân cho cây
Trong 3 năm đầu, trong giai đoạn cây đang phát triển bạn nên làm cỏ quanh gốc và bón phân 2-3 lần/năm, với lượng phân từ 0.1-0.2kg phân NPK/ cây.
Trong những năm tiếp theo, bạn nên làm cỏ 1-2 lần/ năm và kèm theo công đoạn bón phân và lưu ý nên tăng 0.1-0.2kg phân NPK/ cây theo mỗi tuổi để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Đây là loài cây có mùi thơm đặc biệt nên xua đuổi được côn trùng, vây nên loài cây này rất ít sâu bệnh. Nhưng bên cạnh đó, bạn cần chú ý những loài nấm bệnh còn sống trong đất bằng cách bón vôi xung quanh gốc cây 1-2 lần/năm.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
– Để cây được sống tươi tốt, khi mới bắt đầu trồng cần lựa chọn loại đất phù hợp để trồng.
– Chú ý về thời tiết, lượng nước tưới cây phù hợp.
– Đảm bảo cây trồng nhận được lượng ánh sáng thích hợp để phát triển.
– Bón phân, phòng ngừa sâu bệnh cho cây.
Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực cây giống, NHANONG24H là một trong những địa chỉ tin cậy để chọn lựa. Ở đây không những khách hàng có được giống cây phẩm chất tốt, mà còn được tư vấn kỹ thuật miễn phí.