Kỹ Thuật Trồng và chăm sóc Cây Chùm Ngây_Nhanong24h

Ngoài việc được dùng làm rau ăn thì cây chùm ngây còn là dược liệu có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh. Nó có tác dụng phòng chống ung thư, tốt cho cơ bắp, xương, da, máu, ổn định huyết áp…Bài viết dưới đây của Nhanong24h sẽ gửi tới Quý bà con những thông tin liên quan tới “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây” hiệu quả và ít công chăm sóc.

Tổng quan về cây chùm ngây

Chùm ngây – Moringa Oleifera Lam., thuộc họ chùm ngây, là cây nguyên sản ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới.

Ở nước ta cây được trồng ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam, Đà Nẵng, qua các tỉnh Nam Trung Bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn, thu hái quanh năm.

Hướng dẫn cách trồng cây chùm ngây tại nhà - VuonXanh.com.vn

Công dụng từ cây chùm ngây: 

  • Dược thiện từ lá cây chùm ngây có tính kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Rễ là một bộ phận được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước.
  • Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu (hoạt huyết) trong bệnh liệt và thấp khớp  mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn; cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột và đầy hơi. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt.
  • Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh uống để chóng lại sức.
  • Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi (phá khí). Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt. Hạt dùng trị bệnh ngoài da; dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Nhựa cây chùm ngây dùng chữa đau răng, phối hợp với dầu vừng làm thuốc nhỏ tai trị đau tai.
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g lá chùm ngây non còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phốtpho 50mg, kali 216mg, canxi 122mg, magne 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16 g, caroten 6.250 UI), các vitamin B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25mg và C 110 – 220mg. Như vậy lá chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất.
  • Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axít và kaempferol..
  • Lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây có chứa vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, kali gấp 3 lần chuối.

(Theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống)

Tác Dụng Của Cây Chùm Ngây Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cần Biết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây

Cây giống có thể trồng bằng hạt hay bằng cách cắm cành xuống đất, nhưng cách tốt nhất trồng bằng hạt để cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc. Chặt cành non bằng gốc, bằng ngọn không được chặt xéo, đường kính 1 tấc, mỗi cành dài 1m2. Chôn sâu cành 3 tấc phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững chãi, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược.
  • Giai đoạn cây chùm ngây còn non: giai đoạn này được xác định từ khi hạt nảy mầm cho đến khi cây cao khoảng 15 – 20 cm, đây là giai đoạn cây sống trong vườn ươm với điều kiện nhiệt độ khoảng 25 – 26o C, thoáng mát, nắng vừa phải. Vì là cây sống trong điều kiện khô hạn, nên đất phải nhỏ, tơi và không thấm nước. Giai doạn này nên sử dụng loại đất trấu xơ dừa: thoáng, xốp, không giữ nước.

Trồng cây chùm ngây một lần, ăn quanh năm

  • Giai đoạn cây chùm ngây trưởng thành: đây là thời kỳ cây phát dục, được xác định từ cây non cho đến lúc cây ra hoa lần đầu tiên; giai đoạn này cây có đặc trưng là sinh trưởng nhanh về chiều cao, đường kính thân, tích lũy sinh khối cao nhất. Thời gian này nên tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết. Làm cỏ vun gốc.
  • Giai đoạn cây chùm ngây ra hoa, kết quả: Khoảng 6 – 8 tháng sau khi gieo trồng cây chùm ngây, cây sẽ cho hoa. Thường ra hoa mỗi năm một lần vào khoảng tháng 4 – 6, mùa quả khoảng tháng 7 – 9. Chăm sóc cây chùm ngây định kỳ 2 lần/năm, gồm phát dọn thực bì, làm cỏ, bón phân, vun gốc cây rộng 1m và bón phân cho cây, chăm sóc lần 1 lượng phân bón 100gr- 200gr NPK/lần bón. Bón liên tục trong 3 năm đầu.

Bài Thuốc Từ Cây Chùm Ngây

Thu hoạch cây chùm ngây

Hiệu quả từ việc đưa cây chùm ngây vào sản xuất | Báo Gia Lai điện tử
  • Thu hoạch lá: Sau 3 tháng tuổi cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Khi cây cao 60cm thì cắt ngọn và tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi.
  • Sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính.
  • Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao. Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn.

Mua hàng tại link:

https://nhanong24h.com/chum-ngay/

https://sieuthinhanong.vn/giong-cay-khac/cay-thuoc/duong-quy-1/cay-chum-ngay/

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *