KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ME THÁI – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ME THÁI

Đặc điểm cây Me Thái

Tên phổ thông : Me Thái

Tên khoa học : Tamarindus Indica

Họ thực vật : Họ vangCaesalpiniaceae

Nguồn gốc xuất xứ : Thái Lan và Campuchia

– Me Thái là loài cây thân gỗ, có thể cao đến 15m. Nếu là cây ghép hay chiết cao hơn 8-10m. Hoa tạo thành dạng cánh, trái hình quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt. Vỏ bên ngoài của quả cứng và giòn khi trái chín.Trái có cơm dầy, ngọt hơn giống Me Ngọt thường.

Quả Me Thái dùng ăn tươi. Trái cây này chế biến thức uống, làm thuốc trị bệnh hay bồi dưỡng sức khỏe.

Me Thái làm nước ép, làm rượu, bánh bèo…. Ngoài ra cây còn được trồng trên đường phố, công viên tạo sinh cảnh, bảo vệ môi trường

Cây trồng chậu được nếu nuôi từ cây ghép, có ra hoa nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp, đòi hỏi phải chăm bón kỹ cây mới đậu trái.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-me-thai

1. Thời vụ trồng

Bà con có thể trồng cây Me Thái quanh năm nhưng để cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất thì nên trồng cây vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa.

2. Cách chọn giống me Thái

Cây Me Thái hiện nay được nhân giống bằng phương pháp ghép cây. Bà con chọn giống có chiều cao khoảng 40-50 cm tính từ mặt bầu lên, chọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-me-thai

3. Làm đất và đào hố trồng

Cây Me Thái dễ trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Thích hợp nhất là trồng trên đất nhẹ, đất nên có độ pH từ 5,5-7 là đủ. Bà con đào hố với kích thước 50x50x50cm

Mật độ trồng: Mật độ trồng thích hợp nhất 7x8m

4. Kỹ thuật trồng cây Me Thái

Dùng dao rạch bỏ túi bầu nilon, đặt cây ở tư thế thẳng đứng và lấp đất vun đất đầy gốc và nén chặt. Dùng 3 cọc (hoặc que) thẳng chống cho cây được giữ vững, tránh hiện tượng bị gió hoặc gia súc, gia cầm làm đổ, gãy cây. Chú ý tưới đẫm nước vào gốc sau khi trồng cây để ổn định.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Trước khi trồng cây, bà con tiến hành bón lót vào hố trồng bằng hỗn hợp phân hữu cơ, 5-10kg phân chuồng ủ hoai mục và 0,5kg vôi bột, trộn đều với đất mặt xung quanh và phân lấp đầy hố.

Bón thúc: Mỗi lần bón mỗi gốc khoảng 0,3 kg phân NPK với phân KCL. Ngoài ra hàng năm nên bón thêm một lượng vôi bột khử trùng và hạ độ mặn của đất giúp cây hấp thu lượng phân bón tốt hơn

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Me không yêu cầu tưới quá nhiều nước. Cây có nhu cầu lượng nước trung bình. Định kì giữ ẩm cho đất luôn ẩm là được. Vào mùa khô tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước cho đất

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần

Cắt tỉa, tạo hình: Cây Me có bộ tán khá phát triển. Định kì cắt tỉa và loại bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh chỉ giữ lại cành khỏe mạnh để nuôi. Việc này còn giúp cây được thông thoáng hơn giúp hấp thu được ánh nắng nhiều hơn.

Nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *