PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT Ở CÂY BƯỞI
1. Những dấu hiệu nhận biết bệnh loét
Cách nhận biết bệnh loét hại cây bưởi đơn giản dựa vào những dấu hiệu trên lá và quả cụ thể như:
– Ở lá: Xuất hiện những chấm nhỏ có màu vàng ở mặt dưới của lá, khi bệnh nặng những chấm vàng đó to lên và xuất hiện ở cả mặt trên của lá.
– Ở quả: Cũng xuất hiện các dấu hiệu tương tự như ở lá, vết bệnh có màu vàng nâu hơn. Toàn bộ vết loét có thể bị bao quanh cả vỏ nhưng không ăn sâu vào ruột quả.
2. Nguyễn nhân mắc bệnh của cây
Do sự xâm nhập là làm hại bởi vi khuẩn Xanthomomas campestris
3. Phương thức lây truyền của bệnh
Vi khuẩn trên tàn dư của lá, thân, cành, quả cây đã bị bệnh lấy lan sang các bộ phận của cây khác khi có tác động của mưa, gió, tác động cơ giới. Do vậy bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, độ ẩm cao. Bệnh phát triển mạnh nhất khi ra lộc và khi cây còn non.
4. Phòng và trị bệnh loét
- Phòng bệnh:
– Vườn cây cần có hệ thống thoát nước tốt, không tưới nước.
– Không trồng những cây đã bị bệnh
– Luôn tạo độ thông thoáng cho vườn như làm cỏ, cắt tỉa cành…
– Bón phân cân đối NPK, tăng cường bón kali khi cây bị bệnh, không bón đạm và phân bón lá khi bệnh đang gây hại
– Phòng chống sâu vẽ bùa
– Phun phòng khi cây ra lộc hoặc khi bệnh mới xuất hiện: Thuốc phòng bệnh loét hại chanh, cam, quýt, bưởi dùng thuốc trị bệnh dưới đây.
- Trị bệnh:
– Cắt tỉa cành, quả bị bệnh đem đi tiêu hủy
– Rải một lớp vôi mỏng trên mặt đất
– Phun thuốc có hoạt chất sau:
Copper Oxychcorid
hoặc Copper Oxychcorid + Zined
hoặc Copper Oxychcorid + Streptomycin Sulfate
hoặc Bismerthiazole
hoặc Kagugamycin
hoặc Kagugamycin + Ningnamycin
Liều lượng: Như hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm