Quả lựu đỏ mọng thơm ngon là trái cây yêu thích của rất nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng quả lựu chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đây được xem là một trong số các loại trái cây nhập khẩu với giá cả hợp lý nên luôn là lựa chọn hằng ngày cho gia đình để có một sức khỏe tốt nhất.
Tìm hiểu về các giống lựu có trên thị trường hiện nay
Quả lựu khi chín có ruột màu đỏ au tuyệt đẹp. Các hạt lựu nhỏ nhỏ màu đỏ lấp lánh như những viên kim cương, khi ăn có vị ngọt dịu, thanh mát. Ít ai biết rằng thứ quả thơm ngon này lại chứa đựng rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mang đến một sức khỏe tốt nhất, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Dinh dưỡng quý giá từ lựu
Quả lựu chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư. Uống nước lựu thường xuyên cũng sẽ giúp duy trì lượng máy chảy thông suốt trnog cơ thể, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, quả lự còn giúp làm dịu rối loạn dạ dày và các vấn đề liên quan tiêu hóa.
Chứa nhiều chất kháng khuẩn và kháng virus, lựu còn được xem là phương pháp giúp giảm thiểu tác động của các mảng bám trên răng, giúp chống lại các bệnh răng miệng khác. Lự còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và viêm xương khớp.
Với hàm lượng chất sắt cao, lựu còn giảm các triệu chứng thiếu máu, chống mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược…Ngoài ra, lựu còn là nguồn dồi dào các loại vitamin như C,E… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm các bệnh cảm lạnh, cảm cúm… Quả lựu còn ngăn ngừa lão hóa, góp phần mang đến làn da tươi trẻ và rạng rỡ cho chị em phụ nữ.
Các giống cây lựu được bà con trồng nhiều nhất hiện nay
Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng miền trên đất nước do đó sẽ tạo ra vô vàn loại nông sản với hương vị khác nhau và lựu là một trong số đó,các giống lựu phổ biến hiện nay trên thị trường như:
Giống Lựu Trắng (Lựu Bạch): Giống Lựu này cho trái to, chín màu trắng bên trong nhạt màu, nhiều nước, hạt khá ngọt.
Giống Lựu Thái : Giống này nhập từ Thái Lan, trái cả vỏ và bên trong đều có màu đỏ. Trái Lựu Đỏ nhỏ hơn trái Lựu Trắng Truyền Thống, nhưng lại có ưu điểm là sai quả hơn. Trái rất to, vỏ màu vàng cam, hạt lựu đỏ, 1 trái nặng 400-600gram.
Giống Lựu Peru: Lựu Peru, được du nhập vào nước ta không lâu, vỏ màu đỏ, hạt lựu đỏ đậm rất đẹp, 1 trái nặng 400-600 gram. Lựu Peru có hương thơm cực kỳ hấp dẫn, các hạt nhỏ bên trong thì đầy mọng nước, chỉ cần cắn rụp một cái thôi là có thể mang lại cảm giác mát lạnh, tận hượng vị ngọt thanh trong lành.
Lựu Ấn Độ : Phù hợp để trồng kiểng, cây cảnh quan hơn là trồng diện tích lớn làm kinh tế, do trái lựu Ấn Độ khá nhỏ, về mặt thương phẩm chưa nhận được tín hiệu ở Việt Nam.
Năng suất của một số giống lựu hiện nay
Dựa vào nhà khuyến nông và những bà con nhà vườn thì cây lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc. Lựu có thể trồng ngoài vườn hoặc trong chậu làm kiểng miễn là phải trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Mỗi giống lựu này có đặc điểm, năng suất cũng như mục đích sử dụng khác nhau.
Đối giống lựu đỏ (Thái Lan) có khả năng ra hoa và đậu quả từ 12 tháng trồng với sản lượng cao và chất lượng tốt. Lựu Thái rất khỏe, nhanh bắt đất, đầu ra ổn định trên thị trường.
Riêng về giống lựu Peru, cây lựu sau khi trồng, bắt đất rất nhanh gấp đôi các loại lựu trên thị trường. Cây lớn và phát triển tốt, sau khoảng 6 tháng trồng đã ra hoa, đậu trái và có ưu điểm tuyệt đối về chất lượng trái to (trung bình 500gram), sản lượng đều và cao. Đây luôn là giống cây trồng được các nhà vườn kiếm để trồng làm cây kinh tế.
Như vậy, xét về trồng diện tích để làm kinh tế, chúng ta có giống lựu Thái và giống lựu đỏ Peru là lựa chọn tốt. Bởi cả 2 giống này đều có sự phát triển nhanh, khỏe, dễ ra hoa đậu trái, không quá kén chọn về mặt chăm sóc, đặc biệt là chúng đều cho trái to, đầu ra dễ dàng hơn.
Giá bán cây giống lựu
Giá cây giống Lựu trắng truyền thống dao động từ 30.000 – 65.000/ cây. Hiện tại không còn nhiều nơi nhân giống.
Giá cây giống Lựu đỏ (Thái Lan) dao động từ 65.000 – 90.000/ cây.
Giá cây giống Lựu Peru dao động từ 120.000-250.000/ cây tùy kích thước. Đây là loại cây giống tiềm năng cho cả thị trường trong và ngoài nước, tạo ra hướng phát triển mới cho nông sản Việt.
Khu vực trồng cây lựu ở nước ta
Tại Việt Nam hầu hết không có vùng đặc sản chuyên canh trái Lựu như một số loại trái cây khác. Lựu là loài trái cây nhiệt đới, ôn đới nên nó thích hợp trồng ở khu vực Tây Nguyên và riêng tỉnh Lâm Đồng chúng có phạm vi canh tác rộng từ đèo Bảo Lộc trải dài lên tận Lạc Dương trên các triền dốc, đồi trọc.
Ở các tỉnh miền Tây đã bắt đầu quan tâm đến cây lựu, đã có nhiều vườn trồng lựu làm cây trồng kinh tế. Trong tương lai có thể mở rộng nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Cách chọn giống cây lựu chuẩn
Khi chọn giống cây lựu, cần lưu ý những yếu tố như lứa tuổi, độ cao, độ lớn của cây trong tương lai và khả năng chịu đựng môi trường. Để lựa chọn được một giống cây lựu chuẩn, bạn cần phải tham khảo ít nhất ba năm dữ liệu trước khi đặt mua giống cây. Hãy cân nhắc chất lượng của bộ giống cây lựu trước khi chọn, bao gồm đặc tính của giống như vật liệu hoa, màu sắc, độ ẩm, độ bền, độ ẩm độc lập, sự bền bỉ và tính chất sinh trưởng.
Ưu tiên chọn cây con giống cho nguồn gen mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ nhanh cho ra quả và không bị thoái hóa. Cần chọn những cây con có chiều cao từ 40cm, khỏe mạnh đủ rễ và chồi mang trồng để cây lựu sau này khỏe mạnh.
Hiện nay, có 2 phương pháp trồng lựu phổ biến là phương pháp gieo hạt hoặc trồng bằng phương pháp chiết nhánh. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt khiến cây lựu phát triển chậm và lâu cho ra quả nên hiện nay người trồng lựu chủ yếu trồng bằng phương pháp chiết nhánh.
Kĩ thuật trồng giống cây lựu
Đất trồng
Cây lựu là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên để trồng được cây lựu cho năng suất cao cần lưu ý đến đất trồng. Trong những loại đất hiện nay thì lựu thích hợp nhất với loại đất thịt phối trộn với hữu cơ hoai mục, đất phù sa giàu dinh dưỡng. Với những người trồng lựu trong chậu thì cần phối trộn đất với một lượng tro trấu và cám để giúp tạo nên cấu trúc tối ưu cho cây.
Chuẩn bị đất trồng:
- Trồng lựu vào trong một chiếc chậu xi măng, chậu đất với chiều sâu đáy khoảng 60cm. Khi trồng lựu trong chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt. Cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.
- Nếu có đất rộng, nên trồng xuống đất nơi có nhiều ánh nắng và thoáng gió. Hố trồng lựu không cần quá sâu, đào hố trộn đều phân bón lót với đất trồng rồi lấp đầy hố, phơi ải cho đất 5 – 7 ngày để tránh sâu bệnh hại và các chất dinh dưỡng được phân hóa đồng đều vào đất, đến khi trồng lựu cây dễ hấp thụ hơn.
Thời vụ và mật độ
Cây lựu thuộc nhóm cây nhiệt đới có sức sinh trưởng khỏe mạnh nên có thể trồng được bất kì mùa nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm trồng thuận lợi của giống lựu nên vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu là tốt nhất.
Khoảng cách trồng:
- Khoảng cách thích hợp trồng lựu trên đất ruộng là 3m – 3m.
- Trồng trong chậu, nên chọn chậu, bồn có lỗ thoát nước và đặt ở vị trí có ánh sáng.
Nên mua cây giống lựu ở đâu?
Quý bà con nên tới các vườn ươm uy tín để tránh mua phải cây kém chất lượng, cây giả, gây tổn thất chi phí. Là địa chỉ vườn cây uy tín và lâu năm, Nhanong24h tự tin là đơn vị cung cấp cây giống uy tín và chất lượng, chúng tôi cam kết đem lại cho Quý bà con những giống cây trồng chất lượng với giá thành hợp lý.
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trung tâm giống cây trồng Nhanong24h, Khuôn viên nhà A1 cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà nội.
- Điện thoại: 02462 971 971 – Di động (Phục vụ 24/7): 0904 331 226 [zalo]
- Email: hotro@nhanong24h.com
- Web: https://nhanong24h.com/
Chúng tôi cam kết chất lượng:
- Đảm bảo chất lượng cây giống cung cấp
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn
- Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Trên đây là bài viết: “3 giống lựu ngon và dễ trồng nhất hiện nay” của Nhanong24h. Rất mong bài viết này sẽ đem lại cho Bà Con nhiều thông tin bổ ích và thú vị!
Xem thêm: ‘
Kỹ thuật trồng na thái mới nhất
Cách trồng và chăm sóc Sung Mỹ trong chậu