CÁCH PHÒNG TRỪ NHỮNG BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY XOÀI
1. Bệnh xì mủ thân
Xoài đang ra hoa, quả đã tới ngày thu hoạch nhưng có hiện tượng bị xì mủ.
Nguyên nhân: Bệnh xì mủ quả và thân thường do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv, mangeferae indicae gây ra.
Biện pháp:
– Không nên sử dụng đạm hoá học để bón cho cây nên dùng đạm thực vật.
– Nên bón tăng cường phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân hữu cơ.
– Tiến hành tỉa cành tạo tán hàng năm để cây thông thoáng hạn chế phát sinh vi khuẩn.
– Thường xuyên vệ sinh trong vườn vệ sinh lá, cành rụng đưa ra khỏi vườn để tiêu huỷ.
– Dùng máy cắt cỏ, không nên dùng thuốc diệt cỏ hoá học.
– Khi chớm bị bệnh dùng thuốc Kasugamycin hoặc Starner phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
2. Bệnh thán thư
Trong mùa mưa do ẩm độ cao, lượng ánh sáng mặt trời ít tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến sản lượng. Trong đó bệnh thán thư là nguy hiểm nhất, giai đoạn lá non và ra hoa nấm bệnh tấn công làm xuất hiện những đốm nâu đen xung quanh có viền vàng làm cho lá rụng. Trên bông nấm tấn công làm bông bị thui đi không đậu trái được, trên trái nhỏ nấm làm trái bị rụng nhiều, trên trái lớn thì tạo thành chấm đen và bị thối ngay cả sau khi thu hoạch.
Bệnh hay xuất hiện trên những vườn dày, rậm rạp và sau những cơn mưa bất thường hay thời tiết có nhiều sương mù. Bệnh lan truyền qua bào tử bằng con đường gió, nước tưới hay nước mưa.
Theo kinh nghiệm có 3 giai đoạn cần quản lý chặt chẽ bệnh thán thư sau:
Khi bông xoài vừa nhú cựa gà tới khi nở nhuỵ giai đoạn này thường kéo dài từ 5–7 ngày phải phun phòng ngay lập tức. Ngoài tấn công trên lá thán thư còn tấn công trái gây rụng hoặc nhẹ hơn gây chấm đen trên trái vì vậy cần phun dặm thêm 1 lần nữa
Thuốc phòng thán thư: Revus Opti 440SC, hoặc Ringo–L pha 100ml cho bồn 100 lít nước.
3. Bệnh phấn trắng trên cây xoài
Phấn trắng thường tấn công trên lá và trên bông cây xoài gây các biểu hiện đốm kim trên lá lâu dần xuất hiện lớp tơ trắng phủ lên bề mặt lá. Khi cây xoài bắt đầu ra hoa phấn trắng từ lá tấn công nụ làm đầu nụ bị đen và rụng xuống gây thiệt hại nghiêm trọng.
Việc phòng trị khi bị phấn trắng tấn công là rất khó vì vậy biện pháp được đưa ra là xử lý ngay khi có các biểu hiện đầu tiên của bệnh. Hoặc phun phòng bệnh trong các giai đoạn nhạy cảm như cây ra đọt non và ra hoa thì mới có hiệu quả cao.
Biện pháp:
– Tỉa cành tạo tán để tạo độ thông thoáng cho cây.
– Tránh trồng quá dày tạo môi trường ẩm ướt cho nấm gây bệnh.
– Tránh bón quá nhiều phân đạm cho cây xoài tạo điều kiện cho nấm phát triển.
– Phun ngừa phấn trắng khi cây ra đọt non và ra hoa.
Thuốc đặc trị: Thuốc có hoạt chất Sulfur (Kumulus, Okesulfulac), Chlorathalonil (Daconil, Agronil), Defenconazole (Score).
4. Hiện tượng nứt trái trên cây xoài
Tình trạng nứt trái trên xoài do rối loạn sinh lý gây nên bởi nhiều nguyên nhân như do giống, do tình trạng dinh dưỡng, do nấm, côn trùng chích hút… Do đó muốn hạn chế tình trạng này cần áp dụng nhiều biện pháp.
Nguyên nhân:
– Bà con nên tưới nước đầy đủ và hợp lý vì theo nguyên nhân tiếp theo chứng minh nếu cung cấp nước không hợp lý đặc biệt trong thời kỳ cây đang mang trái sẽ gây nứt trái hàng loạt.
– Trong thời kỳ cây đang mang trái sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác với thời kỳ phát triển cành lá nên thành phần và số lượng phân bón cần cân nhắc kỹ tránh trường hợp dư thừa chất này, thiếu chất kia làm cây mất cân bằng dinh dưỡng.
– Bón phân thừa đạm gây nên hiện tượng thiếu Bo, Canxi cũng gây nên hiện tượng nứt trái nên bón phân NPK theo tỷ lệ 1:1:1