HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA THIÊN LÝ – NHANONG24H

HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA THIÊN LÝ – NHANONG24H

Đặc điểm hoa thiên lý

Hoa thiên lý thuộc loại cây thân mềm hóa gỗ, cây được trồng leo dàn, thân cây trơn, có màu nâu ở cành già, cành non có màu xanh đậm. Lá cây có hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày có đường kình trung bình từ 5-10cm, gân mọc nổi lên trên.

– Hoa thiên lý là loại cây leo, hoa mọc thành chùm, cây hoa thiên lý nở từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, hoa thiên lý nở có mùi thơm dịu, cây hoa thiên lý được nhiều hộ trồng làm cảnh và làm cây bóng mát.

– Hoa Thiên Lý vừa được sử dụng như một loại rau, chế biến món ăn, vừa được sử dụng như 1 vị thuốc dân gian. 

– Trong hoa thiên lý có rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như các vitamin nhóm A, C, B1, B2 và các khoáng chất như sắt, phosphor đặc biệt là kẽm chiếm hàm lượng khá cao. Không chỉ có hoa thiên lý mới ăn được, cả ngọn và lá non của cây cũng đều rất ngon và bổ. Hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ và mát do đó vào mùa hè ăn hoa thiên lý sẽ giúp giải nhiệt, trẻ em phòng chống được rôm sẩy và tăng cường sức đề kháng cho người già.

huong-dan-trong-va-cham-soc-hoa-thien-ly

1. Thời vụ trồng

Thời điểm trồng hoa thiên lý có thể áp dụng quanh năm nhưng để nâng cao tỉ lệ sống và năng suất, tốt nhất bà con nên trồng vào thời điểm từ tháng 68 dương lịch. 

2. Cách chọn giống thiên lý

Chọn dây thân bánh tẻ, ngả màu nâu, không quá non và cũng không quá già, đường kính từ 0,50,7cm, chiều dài mỗi hom khoảng 40-50cm đảm bảo có từ 45 mắt. 

3. Chọn đất và làm giàn leo

Chọn đất: Trồng hoa thiên lý nên lựa chọn đất tơi xốp, ẩm và thoát nước tốt

Làm giàn leo: Dùng cọc đã chuẩn bị để chôn xuống đất khoảng 40-50cm giúp cọc chắc chắn, không bị đổ. Khoảng cách giữa các cọc nên từ 33,5m. Đóng cọc thành 2 dãy ở 2 mép giàn hoa thiên lý, phía trên dùng dây kẽm căng đan xen với nhau thành giàn. Để giàn chắc chắn giàn không bị đổ, có tuổi thọ lâu, tốt nhất bà con nên chuẩn bị cọc bằng cột bê tông hoặc cột sắt có chiều dài khoảng 2m.

Nếu đất rộng, nên chia thành nhiều giàn hoa thiên lý khác nhau, mỗi giàn cách nhau 1m, rộng từ 58m. Mỗi hố cách nhau từ 3-4m

4. Kỹ thuật trồng hoa thiên lý

Khi trồng bà con lưu ý sử dụng dao, kéo để cắt bỏ phần bao nilon tránh làm vỡ bầu. Ở hố trồng bà con tạo một lỗ ở chính giữa hố rồi đặt bầu ươm vào, bà con nên đặt bầu bằng hoặc cao hơn mặt đất một chút rồi lấp đất, nén nhẹ đất xung quanh, không nên nén quá chặt.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Trộn đều với phân chuồng hoai mục, phân DAP, phân bón vi sinh với tỷ lệ phù hợp, bón phân trước khi trồng.

Bón thúc: Khi cây bắt đầu leo đến giàn, bà con tiến hành bón phân lần đầu tiên bằng cách pha loãng phân với nước theo tỉ lệ 1:20, đem tưới xung quanh gốc, cách gốc khoảng 60cm tránh làm xót rễ. Khi thiên lý bắt đầu cho hoa, tiếp tục bón phân bổ sung, liều lượng trung bình mỗi tháng: 5-10kg phân chuồng ủ hoai mục +100150g phân tổng hợp NPK loại 16:16:8 hoặc 20:20:15.

Khi bón không cần xới đất mà chỉ cần rải xung quanh gốc, cách gốc một khoảng nhất định. Sau khi rải phân thì phủ thêm một lớp mùn hoặc lá khô lên bên trên để tránh phân bón bị bốc hơi khi trời nắng nóng. 

6. Kỹ thuật chăm sóc hoa thiên lý

Tưới nước: Rễ thiên lý không ăn sâu nên không chịu được ngập úng. Tuy nhiên bà con cần tưới đủ nước nếu không cây sẽ bị khô hạn, cằn cỗi, ra hoa ít, năng suất thấp. Trung bình mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. 

Cắt tỉa, tạo tán: Bà con tiến hành cắt tỉa những cành, lá bị sâu bệnh, cành yếu, cành già giúp giàn thiên lý trở nên thông thoáng, quang hợp tốt, hạn chế mầm bệnh. 

Nhannong24h.com

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *