KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA NGỌC LAN – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA NGỌC LAN – NHANONG24H

Đặc điểm cây ngọc lan

Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan, có tên khoa học :Michelia Alba thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc chính từ Ấn Độ

Cây Ngọc Lan là cây gỗ lớn cao từ 10-15 m, ở nhánh non có lông. Lá cây thuôn hình bầu dục, đầu lá nhọn, gốc lá tù, mặt trên của lá nhẵn còn mặt dưới thì có lông thưa.Thân gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, gỗ của dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa mọc đơn độc ở nách lá thơm, có khoảng 1015 cánh hình dải thuôn xếp xoắn ốc. Nhị hoa ngọc lan nhiều, ngắn và hẹp, quả kép có hình nón. Hoa ngọc lan có thể chưng cất dầu thơm hoặc chế nước hoa.

Ở nước ta, cây ngọc lan được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền…

ky-thuat-trong-va-cham-soc-hoa-ngoc-lan

1. Thời vụ trồng

Cây Ngọc Lan thường được trồng vào đầu mùa mưa sẽ phát triển nhanh,cây không bị chết.

Thời điểm thích hợp nhất vào khoảng tháng 23 dương lịch. Vì khi đó nhiệt độ vẫn còn hơi lạnh, đất ẩm nên cây sẽ nhanh phát triển.

2. Cách chọn giống ngọc lan

Cây ngọc lan có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết

Đối với phương pháp gieo hạt bà con chọn cây có đường kính gốc <1cm, chiều cao cây 1520 cm tính từ mặt bầu lên. Chọn cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

3. Chọn đất và đào hố trồng

Cây ngọc lan là ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Đào hỗ với kích thước 40x40x40cm hoặc 60x60x60cm

Mật độ trồng: Khoảng cách trồng 6x6m, hoặc 4x4m, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

4. Kỹ thuật trồng ngọc lan 

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Phân chuồng hoai 510 kg/ hố và phân NPK 100g/hố trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày. Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Bón thúc: Cây Ngọc Lan không cần nhiều phân bón, đối với cây mới trồng nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. Trong trường hợp quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Ngọc Lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.

Cắt tỉa: Khả năng thành sẹo của Ngọc Lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra, sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.

Chú ý: Đối với ngọc lan trồng làm cảnh quan đô thị, trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đỡ cây con.Cây cần được chăm sóc từ 3 4 năm đầu: Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 2 lần/năm.

Nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *