KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHANH TỨ QUÝ – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHANH TỨ QUÝ – NHANONG24H

Đặc điểm cây chanh tứ quý

Chanh tứ quý là loại cây ăn quả thuộc họ cam, quýt. Đúng như tên gọi của giống chanh này, chanh tứ quý cho thu hoạch quả quanh năm.

KY-THUAT-TRONG-VA-CHAM-SOC-CAY-CHANH-TU-QUY

1. Thời vụ trồng
 Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu
 – Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân (vào tháng 2 đến tháng 3) và vụ thu (vào tháng 8 đến tháng 10) và có thể trồng vào quanh năm
 – Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

2. Cách chọn giống chanh

Bà con chọn giống chanh có phẩm chất tốt, cây giống phải khoẻ, cây con đúng tuổi trồng.

Với phương pháp chiết cành và giâm cành:

– Với cây ghét đạt tiêu chuẩn cao từ 40-50cm, cây ghép mắt liền, cành ghép đã có lá mầm, chiều cao ghép mắt tối thiểu 15cm

– Với cây chiết đạt tiêu chuẩn cao từ 50-60cm, cành bánh tẻ, khoẻ mạnh không có sâu bệnh.

3. Chọn đất và đào hố trồng
Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 58, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.

Phải xử lý đất trước khi trồng, cày xới và phơi ải để giảm những tàn dư của sâu bệnh, giúp đất được tơi xốp. Đối với chanh thì phải đào hố trồng trước ít nhất 1 tháng, hố đào có kính thước 40×40x40 cm.
Mật độ trồng: Cây cách cây từ 23m, hàng cách hàng từ 3-4m. Nếu vườn chỉ trồng thuần cây chanh mà không xen canh với các loại cây khác thì nên trồng với mật độ 3-3m để tận dụng được không gian một cách hiệu quả.

4. Kỹ thuật trồng cây Chanh

Bà con đặt cây nghiêng về phía nhiều nhánh hơn và cho bên có ít nhánh quay lên, để kích chồi bên và tạo tán cho cây, nếu cây đã có tán tương đối đều rồi thì đặt cây thẳng.

Sau khi đặt cây thì cắm cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay ngã cây. Lấp đất ngang cổ rễ, tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu. Chú ý là không để cây quá nghiêng, và khi lấp đất phải nện đất cho thật chắc để đảm bảo cây đứng vững.

Cây Chanh Tứ Quý - Công ty Cổ phần giống cây trồng Đ.H Nông ...

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón vào hố trước khi trồng từ 2030 ngày. Bón khoảng 12 kg/hố, tùy vào loại đất và tình hình đất trồng.
Bón thúc: Kết hợp với việc bón thúc phân thì bà con phải làm sạch cỏ xung quanh và vun gốc. Bón khoảng từ 45 lần/năm hoặc có thể chia thành nhiều lần hơn, trung bình 1 gốc bón khoảng 2-5 kg/năm, mỗi lần bón có thể là 0,51 kg/gốc.

6. Kỹ thuật chăm sóc cho cây chanh

Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

Tưới nước: Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa. Cây chanh là loại cây mọng nước nên nước tưới rất quan trọng, cần phải tưới đẫm để giữ đất ẩm thường xuyên. Tuy nhiên nó cũng rất sợ ngập úng, bà con nên cần bố trí các hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo cây không bị ngập vào mùa mưa.

Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái.

Bồi đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

Làm cỏ: Vì cây chanh rất nhạy cảm với các chất hóa học, nên bà con cần sử dụng các biện pháp thủ công để làm cỏ như dùng liềm cắt, hay dùng tay nhổ cỏ, nếu cỏ cao thì có thể dùng máy cắt cỏ.

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *