KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ỔI – NHANONG24H

 Đặc điểm cây ổi.

Cây ổi là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 3-6 m, có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Thân cây non có màu xanh, tiết diện vuông, có 4 cánh uốn lượn màu xanh do cuống lá kéo dài; thân già màu nâu xám, tiết diện tròn, có lớp vỏ mỏng trơn nhẵn bong ra thành từng mảng. Cây có nhiều lông mịn ở thân non, lá và các bộ phận của hoa. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có nhiều vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá, vỏ thân có chứa acid ellagic.

Cây ổi thường được dùng trị viêm ruột cấp, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona.

Hiện nay có nhiều giống ổi như: Ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng, ổi không hạt

KY-THUAT-TRONG-VA-CHAM-SOC-CAY-OI

1. Chọn giống ổi

Bà con chọn giống ổi có phẩm chất tốt, cây giống phải khoẻ, cây con đúng tuổi trồng.

Với phương pháp chiết cành và giâm cành:

– Với cây ghép đạt tiêu chuẩn cao từ 40-50cm, cây ghép mắt liền, cành ghép đã có đợt mầm và không có lộc non, chiều cao ghép mắt tối thiểu 15cm,

– Với cây chiết đạt tiêu chuẩn cao từ 50-60cm, cành bánh tẻ, khoẻ mạnh không có sâu bệnh.

2. Thời điểm trồng ổi

– Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân (vào tháng 3 đến tháng 5) và vụ hè thu (vào tháng 8 đến tháng 10) và ngoài ra bà con có thể trồng cây ổi vào quanh năm
– Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

3. Làm đất và đào hố trồng

Bà con cần làm đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. Người trồng cần đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 40x40x40cm

Mật độ trồng: Hàng cách hàng từ 2,5-3m; cây cách cây từ 2,5-3m.

Trước khi trồng, bà con cần tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có) sau đó tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung, tưới ẩm ngay cho cây.

4. Kỹ thuật bón phân

Bón phân: Bà con nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic +(0,51) kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

Bón thúc: Sau khi trồng một tháng, bà con cần bón từ (0,1-0,2) kg phân NPK (1616-8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ (0,1-0,2) kg/cây. Khi cây mang trái, bà con cần bón phân NPK (2020-15)/cây bón mỗi tháng (0,20,3) kg đến khi quả bắt đầu thu hoạch.

5. Kỹ thuật trồng cây ổi

Bà con đào một hố nhỏ chính giữa hố đã đào trước đó, bà con xé túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cần giữ ấm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô.

6. Cách chăm sóc cây ổi

Sau khi trồng bà con cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.
Khi cây lên cao được 6080cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.
Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.

Thường xuyên làm sạch cỏ trên vườn để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh từ cỏ dại sang cây ổi

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *