KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SA KÊ
Đặc điểm cây sa kê:
– Cây sa kê là một trong những loài cây bản địa của bán đảo Mã lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, giống cây này hiện đã được du nhập vào Việt Nam nhất là khu vực miền nam nước ta.
– Cây sa kê là cây thân gỗ chiều cao trong tự nhiên có thể đạt đến 20 m. Sa kê thuộc họ dâu tằm (Moraceae ). Lá cây xẻ thùy sâu hình lông chim, lá cây to bản. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng sữa. Cây có hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, hoa đực ra trước hoa cái, cây thụ phấn nhờ động vật chủ yếu là loài dơi ăn quả.
– Sa kê chứa nhiều tinh bột và có thể chế biến bằng nhiều cách như chiên nướng luộc… hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Sau ki chế biến quả có hương vị giống như bánh mỳ vừa mới ra lò nên mới có tên gọi khác là cây bánh mỳ. Qủa sa kê có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như các loại vitamin B1, C, E ,K… ngoài ra quả còn chứa sắt, canxi, magie, kali, kẽm, natri… các axit amin thiết yếu.
– Ngoài làm thực phẩm thì sa kê còn có tác dụng như một cây dược liệu, lá cây Sa kê có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da…có thể dùng lá tươi hoặc phơi khô dùng thay thế trà để có tác dụng chữa bệnh.
1. Thời vụ trồng cây sa kê
Cây sa kê có thể trồng quanh năm, thời vụ chiết cây sa kê: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4, vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây cho lộc xuân.
2. Cách chọn giống sa kê
Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn, cây công trình thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.
Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt. Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.
3. Chọn đất và đào hố trồng cây sa kê
Cây sa kê có thể thích hợp ở nhiều loại đất trồng khác nhau tuy nhiên tốt nhất là được trồng trên đất phèn giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp. Cần đào hố cho cây trước đó 1 tháng và bón lót vào hố một lượng phân chuồng ủ hoai mục cộng với một lượng vôi bột để khử trùng. Hố trồng có kích thước tối thiểu là 50x50x50 cm.
Mật độ trồng: Khoảng cách cây cách 3m, hàng cách hàng 3m. Tương ứng với 1200 cây/ha.
Khi trồng cố định cây sa kê bằng cọc và nèn chặt đất xung quanh để cây đứng vững chãi. Sau khi trồng xong tưới nước giữ ẩm ngay cho cây sa kê.
4. Kỹ thuật trồng cây sa kê
Đặt cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão
5. Kỹ thuật bón phân cho cây sa kê:
Bón lót: Dùng phân chuồng ủ hoai mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sakê trước khi trồng.
Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.
Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16:16:8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP. Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.
Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều quả.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Làm cỏ: Phủ gốc sa kê bằng cỏ, rác, cây phân xanh, Bà còn tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh các loại cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây lựu, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ trên cây sa kê.
Tỉa cành: Thường xuyên cắt bỏ những cành lá khô, héo, sâu bệnh.