KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẤU – NHANONG24H

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẤU

Đặc điểm cây sấu

Cây sấu có tên khoa học là Dracontomelum duperreanum Pierre thuộc họ xoài (Anacardiaceae ). Gỗ cây sấu có màu nâu nhạt bắt mắt, thớ gỗ mịn, vân gỗ đẹp, đường kính thân lớn nên gỗ Sấu được đánh giá là một loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Ở trong y học cổ truyền phương Đông nó cũng được dùng để điều trị một sộ bệnh như miệng khô rát ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa.

Cây sấu có thân cao, rất thích hợp trồng làm cây bóng mát, cây công trình đô thị.

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-sau

1. Thời vụ trồng

Cây sấu có thể trồng được quanh năm, cây sấu thường được trồng tốt nhất vào khoảng tháng 12 hàng năm hoặc khoảng tháng 8-9. Thời điểm này thời tiết thuận lợi nên rất thích hợp để sấu phát triển.

2. Cách chọn giống sấu

Cây sấu hiện nay được nhân giống bằng phương pháp ghép. Bà con chọn giống có chiều cao khoảng 80-100 cm tính từ mặt bầu lên, đường kính gốc 1cmchọn giống có phẩm chất tốt, cây khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống.

3. Làm đất và đáo hố trồng

Cây Sấu ghép có thể trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao, nơi đất có tầng dầy và ẩm. Bà con đào hố với kích thước: 60x60x60cm

Mật độ trồng: Mật độ trồng thích hợp nhất là 6x6m, hoặc 6x8m

4. Kỹ thuật trồng cây sấu

Dùng dao rạch bỏ túi bầu nilon, đặt cây ở tư thế thẳng đứng và lấp đất vun đất đầy gốc và nén chặt. Dùng 3 cọc (hoặc que) thẳng chống cho cây được giữ vững, tránh hiện tượng bị gió hoặc gia súc, gia cầm làm đổ, gãy cây. Chú ý tưới đẫm nước vào gốc sau khi trồng cây để ổn định.

5. Kỹ thuật bón phân

Bón lót: Bón cho mỗi hố 5-10 kg phân chuồng hoai mục và 0,2 kg lân rồi trộn đều với 1/3 lượng đất trong hố. Chuẩn bị trước khi trồng 15 ngày.

Bón thúc: Hàng năm tiến hành bón phân sau khi phát dọn vun xới xung quanh gốc cây. Tuỳ theo sự phát triển của cây mà ta bón liều lượng khác nhau, khi bón rạch thành rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán cây, cho phân rải đều xuống rãnh, sau đó lấp kín phân và tưới nước. Trong 2-3 năm đầu, mỗi năm bón 23 lần, mỗi lần 0,20,5 kg NPK. Khi cây lớn lượng phân bón tăng dần.

6. Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cắt tỉa, tạo hình: Bà con cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn

Nhanong24h

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *