MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VÀ CÁCH XỬ LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY MÍT
1. Bệnh thối nhũn
Triệu chứng: Bệnh thối nhũn do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen. Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.
Biện pháp phòng trừ:
– Vệ sinh vườn cây, tạo vườn thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt. Thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
– Tỉa cành thông thoáng hơn.
– Chọn giống ít nhiễm sâu, bệnh.
– Bọc trái lúc còn nhỏ.
– Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Sat 4SL, Vimancoz, Ridomil- Gold, Mataxyl,….
2. Bệnh nứt thân xì mủ
Triệu chứng:
– Do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh thường xuất hiện nhiều khi cây bị thiếu canxi. Cây thiếu canxi sẽ khiến vỏ cây, võ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi đột ngột do nắng mưa. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập khiến cho cây bị chảy nhựa (xì mủ).
– Bệnh này khi phát hiện sẽ thấy những vết bệnh trên vỏ cây bị biến màu và ẩm ướt. Nếu như vườn quá rậm rạp, ẩm ướt vết bệnh có thể sẽ phủ thêm một lớp nấm trắng.
– Bệnh nặng làm cho vỏ cây bị thâm và khô lại khiến cây không thể đưa được nước và dinh dưỡng lên trên. Nếu để lâu trái sẽ bị hư thối, cây sẽ chết.
Biện pháp phòng trừ:
– Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây bị bệnh.
– Bón phân cân đối, với những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.
3. Bệnh thối hoa, thối trái non
Triệu chứng:
Bệnh thối hoa, trái mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra thường gây hại nhiều trong điều kiện vườn trồng ẩm ướt, tán cây rậm rạp, không thông thoáng. Trong thời kỳ cây mít ra hoa, rất dễ bị nấm xâm nhập tấn công. Trên một cây có vài hoa, trái non nhiễm nấm thì tạo ra áp lực cao cho những trái còn lại.
Biện pháp phòng trừ:
– Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây bị bệnh
– Bọc trái lúc còn nhỏ
– Mít ra hoa đầu vụ nên phun xịt ngừa bằng một trong các loại thuốc diệt nấm như: Bemyl 50WP, Bendazol 50WP, Benotigi 50WP, Fundazol 50WP, Benzeb 70WP, Vimanco, Ridomil-Gold, Mataxyl.