Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám – Nhanong24h

Quả trám ăn bùi, béo, rất ngon, là loại rau quả sạch, một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Hiện nay, quả trám đen trở thành thứ quả đặc sản ở nhiều địa phương và cho thu nhập cao. Để trồng cây trám đen cho nhiều trái, chất lượng trám tốt cần tuân thủ theo một số kỹ thuật và cách chăm sóc.

Bài viết dưới đây Nhanong24h xin gửi đến bà con những thông tin liên quan đến “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám” đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Trám nếp đen Nghệ An vào mùa, dân buôn phấn khởi chốt đơn

Hình ảnh: Quả của cây trám đen, được biết đến với rất nhiều công dụng thần kì trong y học

1. Đặc điểm hình thái cây trám

  • Tên khoa học: Canarium tramdenum Dai & Ykovl.
  • Họ thực vật: Trám (Burseraceace).
  • Lá kép lông chim một lần lẻ, xanh lục sẫm, bóng, gốc hơi lệch.
  • Cụm hoa chuỳ dài hơn lá, hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt, có lá bắc dạng vảy.
  • Quả hạch hình trứng, dài 3,5-4,5cm, rộng 2-2,5cm, khi chín màu tím đen. Nhân hạch 3 ô không đều. Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 10-12.
  • Trám đen là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.
  • Phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh ở miền Bắc và cả Tây Nguyên ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân 20-24oC, lượng mưa 1500-2500 mm.
  • Đôi khi mọc tập trung thành đám lớn gần thuần loài trên đất sâu tầng dày, ẩm, thoát nước ven sông, chân đồi thấp, bằng nhưng cũng có khả năng chịu được đất khô, lẫn sỏi đá. Cây thường được giữ lại hoặc trồng quanh vườn nhà ở vùng đồi núi thấp các tỉnh phía Bắc.
  • Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Cây con mọc khoẻ và chịu bóng. Ưa đất còn tính chất đất rừng, mùn khá, pH=4-5.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám

  • Thời vụ trồng cây trám đen thích hợp trong năm:

Đối với cá tỉnh vùng núi phía Bắc cây trám đen thích hợp nhất là trồng vào vụ Xuân Hè (tức từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) hoặc vụ hè thu (từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch). Các tỉnh Miền Trung: Trồng vào vụ Thu Đông (từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch). Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ trồng vào vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch. Khi đất đủ ẩm và có mưa thường xuyên, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ để trồng.

  • Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc hỗn loài, có thể trồng làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.

Trồng thuần loài: Đây là phương thức trồng được áp dụng ở một số nơi như Hòa Bình, Bắc Giang và Thanh Hóa. Có thể thuần loài trên đất trồng có cây phù trợ hoặc không có cây phù trợ. Mật độ trồng 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m).Cây giống thường gieo từ hạt hoặc cây ghép.

Trồng hỗn loài: là phương thức trồng phổ biến ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Có thể trồng trám đen hỗ loài với các loài cây lá rộng bản địa như lim xanh, trám trắng, chẹo, … hoặc hỗn loài với các cây khác thường được trồng với mật độ là 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m), tỷ lệ giữa các loài khác với trám đen là như nhau.

Có thể trồng trám đen hỗn loài trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, hoặc trảng cây bụi dày sau nương rẫy. Mật độ trồng là 500 cây/ha, khoảng cách cây cách cây 4 – 5 m.

  • Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

Cây giống áp dụng thường là cây con gieo từ hạt. Khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao khoảng 60-70 cm, đường kính gốc 0,6-0,8 cm, sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh.

Hình ảnh: Cây trám đen giống đã đạt đủ điều kiện sinh trưởng để đưa ra trồng

  • Làm đất:

Làm đất trồng trám đen theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công theo kích thước hố là 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt.

Đào hố xong tiến hành bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10:3). Nơi đất tốt bón lót từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10: 3).

Sau khi bón lót thì lấp đất xuống hố, lưu ý lấp đất đến đâu đảo phân đều đến đó và đầy miệng hố. Công việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần

  • Trồng cây:

Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.

  • Kỹ thuật chăm sóc cây trám đen sau trồng:

Chăm sóc 4 năm đầu kể từ khi trồng. Mỗi năm có thể chăm sóc từ 2 – 3 lần tùy theo mức độ thực bì ở nơi trồng. Kỹ thuật chăm sóc chủ yếu lá cắt cỏ dây leo quấn lên cây trám đen, dãy cỏ và phát dọn cây bụi thảm tươi xung quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm, cuốc xới và vun gốc cây rộng từ 60 – 80 cm, phát tỉa cành và điều chỉnh độ tán che của tán rừng, hoăc tán cây khác sao cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trám đen ở từng giai đoạn.

Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỉ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại.

  • Phòng trừ sâu, bệnh hại:

Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành). Sâu trưởng thành thường dùng vòi đục xung quanh ngọn cây thành các lỗ để hút chất dinh dưỡng và sau đó đẻ trứng vào lỗ đục, trứng nở thánh sâu non, sâu non chui vào thân ngọn trám để phá hại. Khi sâu non chui ra ngoài cũng là lúc ngọn Trám bị héo, cây Trám bị tổn thương.

Sâu trưởng thành xuất hiện tập trung vào khoảng tháng 4-9, thời gian này cần tổ chức các đợt điều tra để phát hiện sâu hại kịp thời đề xuất biện pháp phòng trừ. Phương pháp điều tra đơn giản nhất là bố trí các tuyến điển hĩnhuyên qua rừng, tiến hành thống kê số lượng cây hại và mức độ bị hại trên tuyến từ đó suy ra cho toàn rừng.

  •  Biện pháp phòng trừ sâu hại: Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây:

– Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non.

– Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối.

– Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết.

– Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại.

– Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,…

  • Thu hoạch:

Thu quả: Rừng 8 tuổi có thể cho thu hoạch, có thể đạt 1-2 tấn quả/ha. Tuổi càng cao thì lượng quả cũng tăng dần. Chu kỳ sai quả là 2-3 năm.

Mùa dịch, trám nếp đen Cao Bằng giá rẻ chưa từng thấy

Hình ảnh: Quả trám đen

3. Địa chỉ mua cây giống trám đen uy tín và chất lượng?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều cây giống không rõ nguồn gốc và chất lượng, gây hoang mang và nhiều nỗi lo lắng cho các hộ nông dân cũng như các nhà vườn.

Vì vậy, để đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt để cung ứng ra ngoài thị trường thì người tiêu dùng cần lựa chọn được một địa chỉ nhà vườn, trung tâm cây giống uy tín, chất lượng cao. Nhanong24h https://nhanong24h.com/ với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp các loại cây trồng, chúng tôi cam kết sẽ đem lại những giống cây trồng tốt nhất đến với bà con.

4. Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm giống cây trồng Nhanong24h, Khuôn viên nhà A1 cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà nội

Điện thoại: 02462 971 971 – Di động (Phục vụ 24/7): 0904 331 226 [zalo]
Email: hotro@nhanong24h.com

Web: https://nhanong24h.com/

Chúng tôi cam kết chất lượng:

  • Đảm bảo chất lượng cây giống cung cấp
  • Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn
  • Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.

Trên đây là bài viết “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ” của Nhanong24h gửi đến bà con. Cảm ơn Quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *