Cây Na Thái hay còn gọi là Na Hoàng Hậu ra quả quanh năm khả năng kháng bệnh rất tốt, rất ổn định về năng xuất. Khi trồng ở những nơi có địa hình bằng phẳng và thoát nước kém bà con nên đắp ụ trồng nổi.
1. Ưu điểm cây giống na thái
- Cây sinh trưởng khỏe mạnh phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam
- Cây kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh
- Quả to (trung bình 0,5 – 0,8 kg, cá biệt có trường hợp nặng 1kg hoặc hơn), vị ngọt thanh, ít hạt hoặc không có hạt
- Thịt quả dai, ít bị nứt bể khi chín, nhờ đó thu hoạch và vận chuyển thuận tiện hơn các giống na bở truyền thống.
- Dễ chăm sóc, không yêu cầu khắt khe về đất và các điều kiện khí hậu khác
- Tán rộng trung bình 4m, có thể trồng xen canh hoặc chuyên canh với mật độ cao đều thích hợp
- Cây trồng sau 3 năm là bắt đầu thu hoạch. Mỗi cây cho thu hoạch từ 30-60kg quả (giai đoạn kinh doanh)
2. Cách trồng cây na thái cho năng suất cao
- Tiêu chuẩn đất trồng cây :
Na Thái có thể trồng ở nhiều chất đất khác nhau như đất cát sỏi, đất chua hoặc đất thịt vv.Tuy nhiên theo kinh nghiệm trộng của nhiều nhà vườn thì Na Thái cho năng suất cao nhất khi trồng trên đất cao giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH trung bình khoảng từ 5,5-6,5 là đủ.
- Chuẩn bị hố trồng:
Cần làm đất và chuẩn bị hố trước khi trồng cây Na Thái. Kích thước miệng hố là 50x50x50cm và sau khi đào bón lót vào đất 15kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg phân Super Lân và 0,2 kg vôi bột để khử trùng mầm bệnh của đất.
- Thời vụ:
Nếu như trồng cây na thái ở miền Bắc bạn tiến hành trồng vào tháng 2 và tháng 3 và trồng vụ thu vào tháng 9. Nếu như trồng na Thái ở miền Nam bạn tiến hành trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt công tưới và chăm sóc.
- Cách trồng cây :
Sau 1 tháng chuẩn bị đất trồng và chọn cây giống bạn tiến hành trồng cây. Sử dụng dao hoặc cuốc nhỏ đào một hố với kích thước bằng với kích thước của bầu đất. Nhẹ nhàng đặt cây con giống xuống dưới rồi lấp đất xung quanh cây và lèn chặt phần cổ rễ của cây. Trồng xong tưới nước cho cây luôn để duy trì độ ẩm giúp cây mau ra rễ.