Hồng vuông Nhật Bản được Viện Bảo vệ thực vật nhập giống hồng giòn không chát từ Nhật Bản là Fuyu. Đây là các giống hồng có chất lượng cao,quả ăn ngay khi chín, thích hợp với điều kiện đất đai, gốc ghép bản địa và điều kiện sinh thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
1. Đặc điểm hình thái cây Hồng vuông Nhật Bản
- Hồng vuông Nhật Bản có đặc điểm thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m, lá thuôn hình hình trứng dài, màu xanh đậm, mặt lá phía trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu hơi phớt trắng, cuống lá sát cành có màu xanh tím, mép lá xung quanh hơi gợn sóng, chiều dài lá 13 – 16cm, chiều rộng lá 9 – 10cm.
- Thời điểm rụng lá từ 20/10 – 5/11, thời điểm nảy lộc xuân từ 1 -10/2. Thời điểm ra hoa và đậu quả từ 15/3, đặc biệt chỉ có hoa lưỡng tính không có hoa đực.
- Quả hình hơi vuông, vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng tươi, bóng đẹp, tai quả màu xanh, thịt quả màu vàng nhạt, rất ít hạt hoặc không có hạt, ăn giòn ngọt, không chát. Trọng lượng trung bình quả 220 – 270g/quả, thường chín vào tháng 8; ăn ngay khi hái quả, thu hoạch sớm, vận chuyển không dập nát.
2. Thời vụ và mật độ trồng cây hồng vuông Nhật Bản
- Thời vụ trồng hồng vuông tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.
- Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.
- Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 – 1000 cây/ha (2,5 – 3 x 5m).
3. Làm đất và đào hố trồng
- Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. – Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A).
- Mật độ trồng cây hồng vuông Nhật Bản: Tùy đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x 8m.
- Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.
4. Phân bón lót
5. Kỹ thuật trồng cây hồng Nhật vuông
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hồng vuông Nhật Bản
- Sâu ăn lá:
Hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 – tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại.
- Bọ cánh cứng:
Xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng. Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.
- Ruồi đục quả:
Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả.
Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 – 9.
- Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng vuông:
Chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.