Với hương vị thơm ngon, được nhiều tác phẩm văn học miêu tả, gợi nhớ đến bầu sữa mẹ từ thuở xưa. Vú sữa lò rèn dần trở nên đặc biệt và nổi tiếng, trở thành loài cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao được nhiều hộ nông dân cũng như các hộ nhà vườn săn đón. Vậy tại sao vú sữa lò rèn lại trở nên đặc biệt đến thế, trồng và chăm sóc vú sữa lò rèn có khó không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho Quý độc giả. Nhà nông 24h xin gửi đến quý bạn đọc những Kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa lò rèn đạt hiệu quả cao và năng suất.
A. Đôi nét về vú sữa lò rèn
1. Nguồn gốc
Theo câu chuyện người dân địa phương truyền tai nhau thì Vú sữa Lò Rèn được bắt nguồn từ một người làm nghề thợ rèn tại Long Hưng. Ông tên là Huyện Trụ, sống khoảng đầu thế kỷ 20 tại xã Long Hưng. Trong một bữa tiệc gia đình, ông đã được người thân mang tới biếu tặng vú sữa.
Lúc này ông Huyện Trụ vẫn chưa biết đây là loại trái cây gì, bổ ra thì chỉ thấy bên trong có một dòng nước trắng đục như sữa. Vì ăn thấy ngon nên ông giữ lại hạt để cho các tá điền gieo trồng thử. Tuy rất nhiều người cùng trồng nhưng chỉ duy nhất nhà ông thợ rèn tên Hồ Văn Lễ là lên được mầm rồi phát triển thành cây lớn. Cây ra trái vừa lạ vừa ngon nên rất nhanh chóng, người này người kia truyền tay nhau xin giống về trồng, trở thành loại trái cây nổi tiếng khắp vùng. Đồng thời, khi mọi người hỏi nguồn gốc của loại quả thì liền có người trả lời “Lấy ở dưới ông lò rèn”. Cứ thế theo thời gian, hình thành tên gọi vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim.
2. Đặc điểm cây vú sữa lò rèn
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, tên tiếng Anh: Star apple thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) (trước đây vú sữa được coi là thuộc bộ Thị: Ebenales). Được du nhập từ châu Mỹ vào ấn Độ, Srilanka, Thai Lan và sau đó vào việt Nam. . Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. Chúng có đặc tính ưa nóng và thích hợp với đất phù sa nên cây vú sữa lò rèn được trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… và nhiều tỉnh thành ở miền Trung, miền Bắc.
- Hình dạng bên ngoài: Quả có dạng hình cầu hoặc hình cầu hơi thuôn, vỏ quả khi chín màu trắng ửng hồng
- Kích thước trung bình: Đường kính từ 7,3 – 8,4cm, trọng lượng từ 250g – 350g/quả
- Mùa vụ: Thi hoạch tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch.
- Bên trong tỷ lệ thịt quả cao, hạt ít và nhỏ, có mùi thơm dịu đặc trưng và vị ngọt thanh át. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà vú sữa lò rèn cũng chứa hàm lượng vitamin cap cùng các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đó cũng là lý do loại trái cây này được nhiều người yêu thích đến vậy.
- Giống như nhiều loại trái cây khác, trái vú sữa cũng chứa nhiều vitamon và một số khoáng chất có lợi cho cơ thể. Theo Đông y, có thể dùng là sắc uống để trị chứng đau bụng hay đau nhức xương khớp, quả vú sữa giúp giảm cholesteron trong máu, giúp ngủ sâu hơn, đặc biệt phụ nữ ăn nhiều vú sữa sẽ giúp cho chị em có làn da tươi trẻ mịn màng hơn.
- Theo thông kê, trong 100gr thịt vú sữ cung cấp chứa 67 kcal, chứa nhiều loại vitamin A, B1, B2, B3, C… nhất là glucid, canxi, sắt, chất xơ, protein và lipit. Vú sữa lò rèn đặc biệt tốt với bà bầu đang mang thai, giúp bổ sung một lượng đáng kể lượng canxi, sắt (những chất vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi). Cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.
Lưu ý khi ăn vú sữa: Không nên ăn vú sữa sau khi ăn hải sản, do trong trái vú sữa có lớp nhựa chát, chính lớp nhựa này sẽ gây cản trở cơ thể tiêu hóa các loại hải sản.
3. Các loại vú sữa khác
Hiện nay trên thì trường ngoài vú sữa lò rèn thì còn có rất nhiều loại vú sữa khác có thể kể đến như:
- Vú sữa bắc thảo (vú sữa tím): Là loại vú sữa đặc sản của tình Tiền Giang, quả tròn, vỏ căng bóng, vị ngọt, hạt khá to, có kích thước lớn hơn vú sữa thông thường.
- Vú sữa hoàng kim quý hiếm: Vú sữa hoàng kim có vỏ vàng bóng, mỏng. Trái có hình dáng chóp tròn, có núm nhỏ hình chóp nhọn phía dưới. Thịt quả trong, mềm, hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Vú sữa hoàng kim còn có hương vị rất riêng. Phần thịt trắng trong vị ngọt, thêm chút hương caramel và vani. Nó được mô tả có hương vị tương tự như bánh flan caramel.
- Vú sữa bơ hồng: Cây trưởng thành cao từ 2-20m, tàn 2-6m. Cây chịu được phèn và mặn. Ít sâu bệnh hại cây. Trái lớn có thể đạt tới 600gr. Vị ngọt, ngon. Vỏ trái có màu hồng nhạt rất đặc trưng, trái mọng nước. Hoa màu trắng, một năm có thể cho ra 2 mùa trái, cách nhau 6 tháng. Thông thường vào tháng 6 và tháng 12.
Tuy nhiên, vú sữa lò rèn sẽ chiếm ưu thế hơn về hương vị, kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như cho ra năng suất quả cao hơn so với những giống cây vú sữa khác.
B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa lò rèn
1. Thời vụ trồng Vú Sữa Lò Rèn:
Vú Sữa Lò Rèn có thể trồng và sinh trưởng quanh năm. Vì vậy, bà con nên trồng vào đầu mùa mưa để có thể tăng tỷ lệ sống cao hơn và tiết kiệm thời gian cũng như công sức tưới nước.
Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng Nhanh. Phù hợp với: điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông, đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m.
Cây vú sữa được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây. Khi được chăm bón cẩn thận thì khoảng sau 3 năm sau có thể thu hoạch được. Cây vú sữa khi đậu trái đến khi thu hoạch mất khoảng thời gian từ 180 – 200 ngày.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống
Là loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới. Trên thị trường tiêu thụ hiện này có nhiều giống vú sữa được người nông dân chọn trồng như vú sữa nâu, vú sữa bánh xe, vú sữa dây,… nhưng được ưa chuộng nhất là giống vú sữa lò rèn.
Nhân giống bằng phương pháp chiếc cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiếc.
Nhân giống bằng phương pháp ghép. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất. Khi chọn giống cây vú sữa cần lưu ý chọn những cây to, khỏe xanh tốt,có thân thẳng và phải có ít nhất từ 4 cành trở lên, bộ rễ đã mọc nhiều rễ tơ và phân bố tròn đều bám chặt vào trong đất. Cây có ít nhất 50 cm và thời gian ghép phải đạt từ 3 tháng trở lên.
3. Cách trồng cây Vú Sữa Lò Rèn
Đặt bầu cây thằng đứng, mặt bầu ngang với mô đất trồng.
Sau đó, cắt bỏ vỏ bầu, lấp đầy hố bằng hỗn hợp đất trộn lẫn phân đã ủ hoai mục.
Nén chặt đất sau đó cắm cọc cố định cây và tưới nước.
Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng địa phương mà bà con chọn khoảng cách trồng phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bà con có thể tham khảo cách trồng dưới đây: hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khỏang 200 – 220 cây/ha.
Đối với những vùng đất cao nên trồng theo kiểu nanh sấu, với mật độ 250 – 270 cây/ha.
4. Chăm sóc vú sữa
- Dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
- Làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.
- Tưới nước cho vú sữa: cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, mỗi tuần tưới 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh đặc biệt trong 3 năm đầu. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt luống ít nhất 40 cm.
- Xử lý ra hoa cho cây: khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân:
+ Lúc chuẩn bị thu hoạch quả (khoảng tháng 11) tiến hành các bước xử lý như sau: Gom sạch lá rụng trên mặt líp để phơi khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong (mực nước trong mương tối thiểu phải cách mặt líp 60 cm).
+ Sau khi thu hoạch xong, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh.
+ Xử lý ra hoa từ tháng 2- 3 :Bơm nước tràn trên mặt líp 2 – 3 lần, 4 – 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật ẩm (bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày). Bón toàn bộ lượng phân đợt 1, tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón. Tưới liên tục 3 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa.
5. Cách tạo cành, tỉa cành cho cây Vú Sữa Lò Rèn
Trong những năm đầu tiên, bà con nên cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt trong tán, cành phụ hay những cành mọc sát mặt đất, để tạo độ thông thoáng cho cây sinh trưởng và phát triển.
Lượng nước tưới:
Khi tưới đủ, giống cây Vú Sữa Lò Rèn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây ra hoa đồng loạt và cho tỉ lệ đậu quả cao.
Cách bón phân cho cây Vú Sữa Lò Rèn:
Trong năm đầu tiên, bà con nên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây.
Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng/lần.
Vú sữa, vú sữa lò rèn, cách trồng cây vú sữa, cây trồng làm cảnh, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa
6. Phòng trừ sâu hại
Sâu hại |
Cách trị sâu hại |
Sâu đục trái | Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon… liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2 – 3%.
Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng. |
Sâu ăn bông | Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông. Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện. |
Rệp sáp | Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây. Phòng trừ bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc tươi các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin. |
Sâu đục cành | Sâu đục cành gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn phát hiện mọt đổ từ các cành. Diệt sâu bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin. |
(Nguồn: songkhoe.net)
C. Mua cây giống vú sữa lò rèn chất lượng ở đâu tại Hà Nội?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều cây giống vú sữa lò rèn không rõ nguồn gốc và chất lượng, gây hoang mang và nhiều nỗi lo lắng cho các hộ nông dân cũng như các nhà vườn.
Vì vậy, để đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt để cung ứng ra ngoài thị trường thì người tiêu dùng cần lựa chọn được một địa chỉ nhà vườn, trung tâm cây giống uy tín, chất lượng cao. Nhà Nông 24h https://nhanong24h.com/với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp các loại cây trồng, chúng tôi cam kết sẽ đem lại những giống cây trồng tốt nhất đến với bà con.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm giống cây trồng Nhà Nông 24h, Khuôn viên Nhà A1 cán bộ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: 02462 971 971 – Di động (Phục vụ 24/7): 0904 331 226 [zalo]
Email: hotro@nhanong24h.com
Chúng tôi cam kết chất lượng:
- Đảm bảo chất lượng cây giống cung cấp
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn
- Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm bài viết Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa lò rèn của Nhanong24h gửi đến Quý bạn đọc.
Xem thêm hoặc Tham khảo thêm bài viết:
kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa lò rèn đạt năng suất cao